Căn cứ hiện tượng gì để biết đàn ong bị mất chúa?
20/05/14 10:22AM

Nếu nhìn bên ngoài và quan sát đàn ong đôi khi không phát hiện được đàn ong bị mất chúa, nếu để lâu ngày không kiểm tra thì đàn ong có hiện tượng đi làm kém đi, quân số giảm rõ rt. Do vậy, cần thiết phải kiểm tra và phát hiện sớm hiện tượng đàn ong bị mất chúa.

-       Trước tiên phải kiểm tra để xem con ong chúa có còn không? Nếu nhìn thấy được ong chúa thì thôi khỏi phải tìm các hiện tượng khác nhau khi mất chúa. Tuy nhiên, để biết được con ong chúa trong đàn ong không phải dễ dàng, nên người ta còn phải căn cứ vào các hiện tượng khác.

-       Trước hết kiểm tra cầu ong xem các lỗ tổ có trứng không? Nếu không thấy cầu nào có trứng ong thì chúa đã mất rồi, ít nhất là 3 ngày, số trứng chúa đẻ đã nở thành u trùng cả.

-       Lại kiểm tra sang trong lỗ tổ có ấu trùng không? Nếu không thấy có ấu trùng nữa thì chúa đã mất lâu rồi, ít nhất là 7 ngày trở lên.

-        Trường hợp kiểm tra trứng ong, nhưng lại thấy trứng không nằm ngay ngắn dưới lỗ tổ ong, mà trứng thường dính vào bên thành lỗ, hoặc đôi khi một lỗ tổ có 2-3 trứng ong, như vy là không phải trứng của ong chúa, mà là trứng của ong thợ. Khẳng định ong chúa đã bị mất.

-       Có người còn căn cứ vào hiện tượng tầng ong có mũ chúa cấp tạo để xác định ong chúa đã mất. Bởi vì khi chúa mất thì ong thợ sẽ cắn lỗ tầng có trứng chúa (3 lỗ thành 1 lỗ) để tạo thành lỗ tổ ong chúa và nuôi dưỡng thành ong chúa gọi là ong chúa cấp tạo. Tuy nhiên, đôi khi không hoàn toàn chính xác, bởi vì khi chúa đã già, ong thợ muốn san đàn cũng xây mũ chúa cấp tạo, tạo ra chúa mới để san đàn.

(Nguồn: Một trăm câu hỏi đáp nuôi ong lấy mật/ Phan Đức Nghiệm.-H.: Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2010.- 136tr., 19cm.-Đăng ký cá biệt: VB20103071)