Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, trồng thâm canh và chế biến chè xanh thơm, chè Kim Ngân cho giống chè VN15, PH10, PH12
28/03/23 04:08PM
Chủ đề: Trồng trọt

Tên nhiệm vụ: Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, trồng thâm canh và chế biến chè xanh thơm, chè Kim Ngân cho giống chè VN15, PH10, PH12 (mã số: DA.CT-592.27.2019)

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Ngọc Bình

Các cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. Trần Xuân Hoàng; TS. Đặng Văn Thư; ThS. Nguyễn Mạnh Hà; ThS. Phùng Lệ Quyên; ThS. Đỗ Thị Việt Hà; ThS. Nguyễn Thị Kiều Ngọc; ThS. Đào Thị Thanh Hằng, ThS.Phạm Thị Như Trang; KS. Phùng Thị Hồng Vân; KS. Nguyễn Thị Ngọc Bích; KS. Đỗ Thị Ngân; KS. Đào Thị Thu Trang; ThS. Nguyễn Thị Phương Liên; KS. Trần Thị Thúy Hồng

Thời gian thực hiện: 07/2019-12/2020

Kinh phí thực hiện: 8.480 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 3609/QĐ-BKHCN ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ

Nghiệm thu: ngày 20 tháng 12 năm 2020 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Dự án đã hoàn thiện công nghệ nhân giống, công nghệ trồng thâm canh và công nghệ chế biến sản phẩm chè xanh thơm, chè Kim Ngân cho giống chè VN15, PH10, PH 12 và các công nghệ của dự án đã được ứng dụng trong thực tế sản xuất chè hiện nay. Công nghệ nhân giống đã được ứng dựng ngoài các giống chè của dự án, còn áp dụng nhân giống cho các giống chè mới được chọn tạo đã nâng cao tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn đạt trên 93% so với sản xuất đại trà; hiện nay được ứng dụng chủ yếu ở Phú Thọ, Thái Nguyên,.... Công nghệ trồng thâm canh của dự án đã được ứng dụng trên các mô hình thâm canh sản xuất chè an toàn theo VietGAP, nguyên liệu chè búp tươi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, năng suất tăng trên 20% so với sản xuất đại trà và hiệu quả kinh tế tăng trên 15% so với sản xuất đại trà. Công nghệ trồng thâm canh đã được đơn vị tổ chức chủ trì dự án chuyển giao cho sản xuất tại một số vùng trồng chè chính ở Việt Nam: Phú Thọ, Thái Nguyên, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang,.... Công nghệ chế biến chè xanh thơm, chè Kim Ngân đã được chuyển giao cho một số doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã chế biến chè tại một số tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc: Phú Thọ, Bắc Kạn, Tuyên Quang,...

(Nguồn: Thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN số 01/2022-18321)