Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng một số vật liệu mới (chất hấp thụ, hạt cải tạo đất và vải địa kỹ thuật) từ phế phụ phẩm mía đường và lúa để nâng cao giá trị gia tăng và phục vụ nông nghiệp bền vững
22/03/23 04:31PM
Chủ đề: Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng một số vật liệu mới (chất hấp thụ, hạt cải tạo đất và vải địa kỹ thuật) từ phế phụ phẩm mía đường và lúa để nâng cao giá trị gia tăng và phục vụ nông nghiệp bền vững (Mã số: NĐT.22)

Tổ chức chủ trì: Viện di truyền nông nghiệp

Cơ quan chủ quản: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Đỗ Năng Vịnh

Các cá nhân tham gia đề tài: Lê Văn Tam, PGS.TS. Lê Như Kiểu, PGS.TS. Hà Thị Thúy, PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm, TS. Vũ Văn Tiến, TS. Lê Thị Thanh Thủy, KS. Trần Văn Hùng, KS. Lê Viết Hùng, ThS. Trần Thị Hạnh, PGS.TS. Bạch Trọng Phúc, KS. Lê Quang Mây, TS. Nguyễn Thành Đức, CN. Trịnh Hồng Sơn, TS. Trần Ngọc Thanh, ThS. Nguyễn Văn Toàn

Thời gian thực hiện: 2016-2020

Kinh phí thực hiện: 5.900 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 3386/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 10 năm 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ

Nghiệm thu: ngày 31 tháng 12 năm 2020 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Đánh giá nguồn sinh khối sử dụng làm nguyên liệu chế tạo vật liệu mới (chất hấp thụ, sợi hữu cơ và vải địa kỹ thuật) từ phụ phế phẩm mía đường và lúa. Nghiên cứu quy trình sản xuất hạt phân bón hữu cơ vi sinh chất lượng cao. Xây dựng mô hình ứng dụng hạt hữu cơ phân bón trong canh tác cây rau màu và mía (1,0 ha rau và 2,0 ha mía). Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất hạt hoạt tính từ bã mía, sử dụng bã mía, rơm rạ để chế tạo sợi và phân tích các đặc tính cơ bản của các loại sợi.

(Nguồn: Thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN số 11/2021-18244)