Nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ công nghệ genom học (Genomics-Assisted Breeding - GAB) và công nghệ chọn giống ứng dụng chỉ thị phân tử (Marker-Assisted Backcrossing - MABC) để chọn tạo các giống lúa kháng đa yếu tố ứng phó với biến đổi khí hậu
22/07/22 02:35PM
Chủ đề: Công nghệ sinh học nông nghiệp

Tên nhiệm vụ: Nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ công nghệ genom học (Genomics-Assisted Breeding - GAB) và công nghệ chọn giống ứng dụng chỉ thị phân tử (Marker-Assisted Backcrossing - MABC) để chọn tạo các giống lúa kháng đa yếu tố ứng phó với biến đổi khí hậu (Mã số đề tài: 4/FIRST/2a/AGI)

Tổ chức chủ trì: Viện Di truyền Nông nghiệp-Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm nhiệm vụ: GS.TS. Phạm Xuân Hội

Các cá nhân tham gia: GS.TS. Lê Huy Hàm; PGS.TS. Khuất Hữu Trung; KS. Phạm Thị Thúy Hằng; TS. Phạm Thị Lý Thu; PGS.TS. Lê Hùng Lĩnh; PGS.TS. Trần Đăng Khánh; TS. Võ Thị Minh Tuyển; TS. Đồng Thị Kim Cúc; TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt; TS. Nguyễn Thúy Điệp; TS. Chu Đức Hà; ThS. Phan Thanh Phương; ThS.Đoàn Văn Sơn; KS.Nguyễn Trường Khoa; TS. Khuất Thị Mai Lương; ThS.Trần Thị Thúy; ThS. Kiều Thị Dung; ThS. Đặng Thị Thanh Hà

Thời gian thực hiện: 06/2017-05/2019

Kinh phí thực hiện: 51.235 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 2197/QĐ-BKHCN ngày 05 tháng 08 năm 2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ

Nghiệm thu: ngày 19 tháng 08 năm 2019 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu đã làm chủ được công nghệ genom học (giải mã, phân tích hệ gen, ứng dụng tin sinh trong nghiên cứu toàn hệ gen - GWAS) để xác định các gen có tầm quan trọng trong chọn tạo giống (các gen liên quan đến năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi sinh học và phi sinh học), phát triển các chỉ thị phân tử SSR, SNPs, FMs liên kết với các gen đích, ứng dụng trong chọn giống.

Nhiệm vụ đã làm chủ và thành thạo công nghệ chọn tạo giống lúa bằng phương pháp ứng dụng chỉ thị phân tử kết hợp lai trở lại (MABC) để tích hợp các gen mục tiêu (chịu mặn, ngập, hạn, kháng bạc lá, đạo ôn, rầy nâu…) vào các giống lúa đang trồng đại trà (mega varieties), đồng thời vẫn giữ nguyên được các đặc tính nông sinh học khác (như năng suất, chất lượng) và tạo ra giống lúa kháng đa yếu tố, thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng, phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ bền vững và hoàn thiện các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu trong lĩnh vực genom học, sinh học phân tử để chọn tạo giống lúa kháng đa yếu tố. Tổ chức sản xuất các giống lúa mới trên diện rộng theo tiêu chuẩn quốc tế. Trên cơ sở thành công ở cây lúa, mở rộng ứng dụng genom học sang các cây trồng quan trọng khác, như cà phê, đậu tương, sắn.

 (Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- (20-12-208))