Đánh giá tác động của một số sinh vật ngoại lai xâm hại trong lĩnh vực thủy sản đến môi trường sinh thái và đề xuất biện pháp quản lý
04/07/22 08:59AM
Chủ đề: Thủy sản

Tên nhiệm vụ: Đánh giá tác động của một số sinh vật ngoại lai xâm hại trong lĩnh vực thủy sản đến môi trường sinh thái và đề xuất biện pháp quản lý

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Vũ Thị Hồng Nguyên

Các cá nhân tham gia : ThS.Nguyễn Hải Sơn, ThS.Nguyễn Đức Tuân, ThS.Kim Thị Thoa, ThS.Ngô Sỹ Vân, TS.Nguyễn Thị Hạnh Tiên, ThS.Trần Long Phượng, TS.Võ Văn Bình, ThS.Nguyễn Nguyễn Du

Thời gian thực hiện: 01/2017-12/2018

Kinh phí thực hiện: 950 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 4963/QĐ-BNN-KHCN ngày 19 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Nghiệm thu: ngày 25 tháng 12 năm 2018 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Thống kê, rà soát và đánh giá hiện trạng một số loài thủy sinh ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại điển hình đã du nhập vào Việt Nam. Đánh giá tác động và nguy cơ xâm hại của 5 đối tượng nghiên cứu (cá tỳ bà lớn Pterygoplichthyspardalis, cá vược miệng rộng Micropterussalmoides, cá hổ Pygocentrusnattereri, cá ăn muỗi Gambusiaaffinis và rùa tai đỏ Trachemysscripta) đến môi trường, hệ sinh thái và kinh tế xã hội; Đề xuất biện pháp quản lý diệt trừ một số loài ngoại lai xâm hại và kiểm soát, phòng ngừa loài có nguy cơ xâm hại.

 Kết quả nghiên cứu đã lập được danh mục mới cho những loài ngoại lai xâm hại và nguy cơ xâm hại theo Thông tư 27. Xây dựng được bộ hồ sơ cho 17 loài theo Thông tư 27 và bổ sung thông tin cho 2 loài mới được đưa vào danh mục. Đánh giá hiện trạng phát tán và tác động của 5 đối tượng nghiên cứu là Cá Tỳ bà, Cá Ăn muỗi, Rùa Tai đỏ, Cá Hổ và cá Vược miệng rộng.

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- (20-12-227))