Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến chọn tạo giống lúa thuần chống chịu mặn-hạn thích nghi với điều kiện canh tác lúa vùng nhiễm mặn thuộc Đồng bằng sông Cửu Long
01/07/22 11:17AM
Chủ đề: Trồng trọt

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến chọn tạo giống lúa thuần chống chịu mặn-hạn thích nghi với điều kiện canh tác lúa vùng nhiễm mặn thuộc Đồng bằng sông Cửu Long

Tổ chức chủ trì: Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Nguyễn Thị Lang

Các cá nhân tham gia dự án: GS.TSKH. Bùi Chí Bửu, PGS.TS. Lê Văn Hoà, TS. Chu Văn Hách, TS. Đặng Minh Tâm, TS. Ngô Lực Cường, TS. Trần Thị Thanh Xà, TS. Phạm Thị Bé Tư, ThS. Huỳnh Hiệp Thành, ThS. Phạm Thị Thu Hà, ThS. Bùi Phước Tâm, ThS. Trần Thị Nhiên, KS. Nguyễn Trọng Phước, KS. Trịnh Thị Luỹ

Thời gian thực hiện: 12/2013-03/2018

Kinh phí thực hiện: 5.370 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 2435/QĐ-BKHCN ngày 27 tháng 08 năm 2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ

Ngày nghiệm thu: 19 tháng 09 năm 2018 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Trong năm 2013 - 2017 kế thừa các năm trước các dòng lai được đánh giá hiệu quả chọn lọc trên các cặp lai đơn ghi nhận ở thế hệ F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8 để chọn tiếp tục và xin công nhận giống. Bên cạnh đó đã ước đoán các tính trạng trên từng cặp lai. Bản đồ di truyền cho gen mặn trên 12 nhiễm sắc thể trên quần thể OM7347/OM5629//OM7347 tiến hành với 253 cá thể từ BC2F2 bước đầu tìm đa hình trên quần thể là 416 chỉ thị phân tử với chiều dài là 4.447,5 cM khoảng cách tổng hợp trung bình tương ứng của quần thể BC2F2 này là 10,69 cM và QTLs cho tính chống chịu mặn được ghi nhận nhiễm sắc thể 1, 3, 5 và 12. Các dòng chọn lọc bằng chỉ thị phân tử đã chọn được 1 dòng mang cả hai gen khô hạn và hàm lượng amylose thấp trên 200 dòng của tổ hợp lai trong khi đó đối với chọn lọc giống chống chịu mặn và phẩm chất đã chọn lọc hai dòng trên quần thể.

Các giống đã được công nhận gồm 1 giống chính thức (OM8928) và 06 giống được đưa vào sản xuất thử (OM6328, OM3673, OM10418, OM137, OM10373, OM5976).  Đã có nhiều kết quả nghiên cứu về sản phẩm cụ thể với 250 tổ hợp lai với 12.600 dòng từ các thế hệ khác nhau, nhiều giống lúa bổ sung vào vật liệu khởi đầu, và cải tiến và đưa vào sản xuất 75 dòng /giống triển vọng. 7 giống đã xin đủ hai vụ DUS, và 14 giống xin DUS 1 vụ.  Bảy quy trình canh tác giống cây trồng được các tỉnh áp dụng và đưa vào sản xuất với quy mô áp dụng 90, 818 ha.

 (Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- (20-12-120))