Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến giảm chi phí trong sản xuất lúa cho các tỉnh Duyên hải miền Trung
31/05/22 08:49AM
Chủ đề: Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến giảm chi phí trong sản xuất lúa cho các tỉnh Duyên hải miền Trung

Thuộc "Chương trình phát triển sản phẩm Quốc gia đến năm 2020”

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lại Đình Hòe

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Hồ Sỹ Công; ThS. Đinh Quốc Huy; ThS. Hồ Lệ Quyên; KS. Trịnh Thanh Sơn; KS. Đỗ Minh Hiện; KS. Phạm Văn Nhân; KS. Đinh Thị Huyền; KS. Trần Minh Hải; ThS. Lê Văn Vĩnh; ThS. Nguyễn Tất Hóa; KS. Lê Quang Đạo; KS. Trần Thị Thắm; ThS. Lê Thị Thơm; KS. Cao Đỗ Mười; KS. Lê Văn Quốc; KS. Hà Thị Tuyết

Thời gian thực hiện: 2016-2020

Kinh phí thực hiện: 10.000 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1762/QĐ-BNN-KHCN ngày 26 tháng 4 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: ngày 22 tháng 10 năm 2021 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất lúa ở miền Trung chủ yếu là các giống ngắn ngày; từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh phổ biến cấy bằng tay; Từ Quảng Bình đến Bình Thuận áp dụng gieo sạ thẳng; tỷ lệ hộ sử dụng giống cấp xác nhận từ 50- 95%; Lượng giống gieo sạ  phổ biến 80-140 kg/ha, gieo cấy phổ biến từ 35-40 kg/ha; Lượng phân bón đầu tư/ha phổ biến 110-133N+ 32-54P2O5+ 52- 60K2O; tưới nước theo lứa; phun thuốc khi có sâu, bệnh xuất hiện. Trên 90% số hộ đã cơ giới hóa khâu làm đất, thu hoạch; phơi và làm sạch hạt bằng thủ công; Chi phí về vật tư và công lao động chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu giá thành sản phẩm (vật tư chiếm tỷ lệ 36,2-37,9%; công lao động chiếm tỷ lệ 38,3-41,5%). Nghiên cứu xác định mức độ dinh dưỡng đất, thành phần cơ giới đất và thực nghiệm quy trình kỹ thuật canh tác lúa đề xuất tại vùng Bắc Trung Bộ. Nam Trung Bộ.

Kết quả ứng dụng quy trình đề xuất vào 04 mô hình liên kết với qui mô 80ha cho thấy, tại vùng Bắc Trung bộ đã làm giảm 30- 36% lượng nước tưới/vụ, giảm 30-50% chi phí BVTV, giảm 23,73-29,96% lượng đạm bón/vụ, giảm chi phí 6,74- 7,10%, năng suất tăng 10,20- 12,30%, hiệu quả kinh tế tăng 30,28-40,20%, giá thành sản phẩm 3.446-3.659 đồng/kg thóc. Tại vùng Nam Trung bộ đã làm giảm 40-50% lượng giống gieo/ha; giảm trên 27-30% lượng nước tưới/vụ; giảm 30-50% chi phí bảo vệ thực vật; giảm 21,75- 29,67% lượng đạm bón/ha; tăng năng suất 11,32-11,8%; giảm chi phí 6,93- 7,64%, hiệu quả kinh tế tăng 28,63- 29,73% so với qui trình canh tác đang áp dụng tại địa phương; %); giá thành sản phẩm 2.955-3.045 đồng/kg thóc.

Nghiên cứu đã xây dựng 03 qui trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến cho vùng Miền Trung và đã được công nhận là tiến bộ kỹ thuật (Quyết định 23/QĐ-TT-VPPN ngày 25/01/2021 của Cục Trồng trọt). Đồng thời mở rộng liên kết chuyển giao quy trình kỹ thuật cho các doanh nghiệp và địa phương vùng Duyên hải miền Trung (tỉnh Thanh Hóa; Nghệ An; Quảng Ngãi; Quảng Nam; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hòa...). Quy mô diện tích ứng dụng trên các cánh đồng lớn, cánh đồng liên kết, vùng nguyên liệu, từ năm 2019 đến nay trên 10 nghìn ha. Kết quả đã làm giảm lượng giống gieo sạ trên 30%/ha/vụ; giảm trên 20% lượng đạm bón mỗi vụ; giảm nước tưới trên 30% và giảm 30-50% chi phí BVTV... giảm chi phí sản xuất trên 10%; tăng lợi nhuận trên 20% so với kỹ thuật canh tác địa phương đang áp dụng.

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20216211/GGN 21-12-065)