Nghiên cứu tạo ván dán bằng chất kết dính có nguồn gốc sinh học từ axit citric và sucrose
04/05/23 03:20PM
Chủ đề: Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu tạo ván dán bằng chất kết dính có nguồn gốc sinh học từ axit citric và sucrose

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đức Thành

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Nguyễn Thị Phượng; TS. Nguyễn Bảo Ngọc; ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa; TS. Nguyễn Văn Định; TS. Bùi Duy Ngọc; ThS. Nguyễn Văn Giáp; ThS. Hoàng Văn Phong; KS. Bùi Hữu Thưởng

Thời gian thực hiện: 2020-2021

Kinh phí thực hiện: 400 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 439/QĐ/KHLN ngày 13 tháng 12 năm 2021 của Viện Khoa học Lâm  nghiệp Việt Nam

Nghiệm thu: ngày 16 tháng 12 năm 2021 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu cho thấy CA và SU có thể sử dụng được để làm chất kết dính trong sản xuất ván dán. Hỗn hợp CA:SU có khả năng liên kết với thành phần hóa học của gỗ (liên kết với nhóm hydroxyl) thông qua liên kết ester. Hỗn hợp CA và SU có độ nhớt thấp, rất phù hợp cho sản xuất ván gỗ nhân tạo. Có thể sử dụng phương pháp phun chất kết dính trong quá trình tráng keo. Tỷ lệ phối trộn CA:SU có ảnh hưởng đáng kể đến tính chất ván dán. Tính chất cơ lý của ván giảm khi tỷ lệ SU tăng lên. Trong phạm vi nghiên cứu, tỷ lệ phối trộn CA và SU tối ưu ở mức 18:85 có thể áp dụng cho sản xuất ván dán với tính chất cơ lý tốt nhất.

Nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ép có ảnh hưởng lớn đến độ trương nở chiều dày, độ bền uốn tĩnh và mô đun đàn hồi khi uốn tĩnh; chất lượng dán dính của ván dán sử dụng chất kết dính từ CA và SU. Tính chất cơ học và vật lý của ván dán có xu hướng giảm khi tăng nhiệt độ và thời gian ép. Trong phạm vi nghiên cứu, chế độ ép nhiệt tại nhiệt độ áp ván: 180 độ C và thời gian ép 14 phút cho chất lượng ván tốt nhất. Tính chất cơ học và vật lý của ván dán tương đương với ván sử dụng keo UF. Đề tài đã xây dựng quy trình công nghệ tạo ván dán sử dụng CA và SU ở quy mô phòng thí nghiệm. Sản xuất được 0,1m3 ván dán sử dụng chất kết dính từ CA và SU.

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20226545-50/GGN 22-06-066)