Nghiên cứu quản lý tổng hợp (IPM) sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu (Chilo tumidicostalis) và bệnh trắng lá mía (Phytoplasma) ở Việt Nam
14/04/23 12:36PM
Chủ đề: Trồng trọt

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu quản lý tổng hợp (IPM) sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu (Chilo tumidicostalis) và bệnh trắng lá mía (Phytoplasma) ở Việt Nam (mã số: ĐTĐL.CN-08/16)

Tổ chức chủ trì: Viện Bảo vệ thực vật

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Mai Văn Quân

Các cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoài; PGS.TS. Nguyễn Thế Hưng; PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn; TS. Trần Thị Minh Hằng; TS. Phan Thị Anh Đào; PGS.TS. Đàm Đức Tiến; TS. Nguyễn Hồng Lân; ThS. Trần Quốc Cường; ThS. Nguyễn Xuân Tùng; TS. Lê Ngọc Anh; TS. Đào Văn Tấn; TS. Nguyễn Phúc Hưng; TS. Phạm Hồng Tính; ThS. Nguyễn Đức Tuấn

Thời gian thực hiện: 6/2016-11/2020

Kinh phí thực hiện: 5.200 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 3514/QĐ-BKHCN ngày 15 tháng 12 năm 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ

Nghiệm thu: ngày 22 tháng 01 năm 2021 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu qui luật phát sinh, phát triển và mức độ gây hại của sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu và các biện pháp quản lý tổng hợp hiệu quả và thân thiện với môi trường. Xác định chính xác tác nhân gây bệnh trắng lá mía, phương thức lan truyền, quy luật phát sinh phát triển của bệnh trắng lá mía và các biện pháp quản lý tổng hợp hiệu quả và thân thiện với môi trường. Xây dựng quy trình quản lý tổng hợp (IPM) sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu và bệnh trắng lá mía tại các vùng trồng mía trọng điểm đạt hiệu quả cao, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

(Nguồn: Thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN số 5/2022-18907