Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Xoay (Dialium cochinchinensis Pierre) và Huỳnh đường (Dysoxylum loureiri Pierre) cung cấp gỗ lớn cho vùng Tây Nguyên
22/01/19 10:23AM
Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Xoay (Dialium cochinchinensis Pierre) và Huỳnh đường (Dysoxylum loureiri Pierre) cung cấp gỗ lớn cho vùng Tây Nguyên

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Hồng Sơn

Các cá nhân tham gia đề tài: KS. Hồ Đức Soa, ThS. Cao Chí Khiêm, ThS. Đinh Chỉ Giang, ThS. Trần Hoàng Hóa, KS. Roma Hyel, TS. Vũ Tấn Phương, ThS. Vũ Tiến Lâm, ThS. Trần Cao Nguyên, ThS. Trần Hoàng Quý

Thời gian thực hiện: 6/2012-12/2016

Kinh phí thực hiện: 2.000 triệu đồng

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã xác định được điều kiện gây trồng Xoay, Huỳnh đường cho vùng Tây Nguyên. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và kỹ thuật trồng trồng 02 loài Xoay và Huỳnh đường. Đồng thời xây dựng thành công 10 ha mô hình thí nghiệm. Nghiên cứu kỹ thuật thu hái, chế biến, bảo quản hạt giống, kỹ thuật gieo ươm cây con và lựa chọn lập địa gây trồng Xoay, Huỳnh đường cung cấp gỗ lớn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy Xoay có biên độ sinh thái tương đối rộng, khí hậu thích hợp là vùng nhiệt đới gió mùa. Huỳnh đường có biên độ sinh thái hẹp, phân bố tại các khu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Xoay và  Huỳnh đường  đều có thể nhân giống và hạt tốt. Tây Nguyên có hơn 23 ngàn ha phù hợp trồng 2 loại cây này. Đề tài đã chọn được lâm phần tốt cùng với 30 cây trội Xoay, 30 cây trội Huỳnh đường.

Trồng rừng Xoay và Huỳnh đường cung cấp gỗ lớn có thể lựa chọn các phương thức phù hợp với điều kiện lập địa như: trồng rừng mới trên đất chưa có rừng, mật độ 600-800 cây/ha; trồng cải tạo hoặc làm giàu rừng kiệt theo băng chặt bằng ½ chiều cao tán rừng, hoặc trồng trên đám trống diện tích rộng trên 500m2, mật độ 250-300 cây/ha. Phương thức trồng, kỹ thuật bón phân có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng (bón lót 100g NPK + 1000g vi sinh cho kết quả sinh trưởng tốt nhất).

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- 2018-9.pdf)