Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ để quản lý tổng hợp bệnh vàng rụng lá cao su tại Đông Nam Bộ
22/01/19 09:38AM
Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ để quản lý tổng hợp bệnh vàng rụng lá cao su tại Đông Nam Bộ (mã số: 35/2011/HĐ-ĐTĐL)

Tổ chức chủ trì: Viện Bảo vệ thực vật 

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc 

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Đoàn Thị Thanh, TS. Ngô Vĩnh Viễn, ThS. Nguyễn Nam Dương, ThS. Phạm Thị Dung, KS. Đỗ Duy Hưng, TS. Nguyễn Thị Thanh Nga  

Thời gian thực hiện: 6/2011-6/2014

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài xác định bệnh vàng rụng lá gây thiệt hại từ 7,7-38,5% năng suất mủ tùy thuộc dòng vô tính và mức độ hại đối với cây cao su tại Đông Nam Bộ. Nghiên cứu thu thập được 120 mẫu bệnh với 7 dạng triệu chứng, trên 11 dòng vô tính cao su tại 8 địa phương thuộc hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước. Triệu chứng điển hình đốm tròn, đốm dọc gân lá dạng xương cá, cây bị bệnh nặng sẽ bị vàng lá, rụng lá, triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng do một số bệnh hại lá khác trên cao su. Tác nhân gây bệnh là do nấm Corynespora cassiicola.  Giống RRIV 4, RRIV 2, RRIV 3 là các giống nhiễm, giống PB 260 nhiễm nhẹ. Các giống PB235, PB 255, ĐK4 là các giống kháng với bệnh vàng rụng lá ở cả hai địa phương Bình Phước và Đồng Nai.

Nghiên cứu xác định được 1 dòng nấm đối kháng Trichoderma viride Đ8 có hiệu quả ức chế nấm C. cassiicola cao nhất trong điều kiện phòng thí nghiệm. Các thuốc hóa học thử nghiệm đều có hiệu quả ức chế nấm C. cassiicola cao từ 70-100%, riêng thuốc Vidoc 80WP và Zineb Bull có hiệu quả ức chế thấp chỉ đạt dưới 28,07 và 50,24%. Ngoài ra, biện pháp gom lá rụng, loại bỏ cây thực sinh cho hiệu quả phòng trừ bệnh ở Đồng Nai đạt 34,67% và Bình Phước đạt 37,15%. Bổ sung thêm phân chuồng (10 tấn/ha) và tăng 25% kali so với khuyến cáo phân bón của tập đoàn cao su cho hiệu quả phòng trừ bệnh vàng rụng lá cao su (Bình Phước: 30,17%, Đồng Nai: 38% ). Từ đó, xây dựng mô hình áp dụng quy trình quản lý tổng hợp bệnh vàng rụng lá trên cây cao su ở hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước cho hiệu quả phòng trừ từ 77,22%-80,18%, năng suất trong mô hình tăng từ 26,3 đến 30,82%, lãi thuần đạt 66,04 triệu đồng/ha tại Bình Phước; 58,84 triệu đồng/ha tại Đồng Nai do vậy thu nhập tăng 34,9% tại Bình Phước và 33,1% tại Đồng Nai.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-rung la cao su.pdf)