Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tạo chế phẩm Trichoderma và vi khuẩn mang peptid tái tổ hợp phòng trừ nấm mốc Aspergillus flavus nhằm làm giảm thiểu độc tố Aflatoxin trên lạc
03/01/17 10:54AM
Công nghệ sinh học

Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tạo chế phẩm Trichoderma và vi khuẩn mang peptid tái tổ hợp phòng trừ nấm mốc Aspergillus flavus nhằm làm giảm thiểu độc tố Aflatoxin trên lạc (mã số đề tài: ĐTĐL.2011G/28)

Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Vinh

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Thanh

Thời gian kết thúc đề tài:

 

Kết quả nghiên cứu:

Phân tích từ các mẫu đất trồng lạc ở tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh từ 2011-2013 đã định loại được 13 loài nấm đối kháng Trichoderma. Chủng T. harzianum 037(2)NĐ và T. harzianum 095(2)TH có khả năng sinh tổng hợp enzyme chitinase cao nhất. Chủng T. astroviride 020NC, T. astroviride 069QX có khả năng sinh tổng hợp enzyme cellulose cao. Thử nghiệm trên môi trường CAM và đèn UV đã xác định được 65 chủng a. flavus phân lập từ đất trồng lạc, 68 chủng phân lập từ nông sản có khả năng sinh độc tố aflatoxin.

Xác định các gen Cht2, 33, 42 trong 6 chủng Trichoderma nghiên cứu và lựa chọn được gen Cht42 có kích thước là 1309 bp để tách dòng tạo 2 chủng vi khuẩn bacillus subtilis tái tổ hợp là B. subtilis PY79 (pHT01-CotB-Cht42) và B. subtilis PY79 (pHT43-Cht42) có hoạt tính ức chế nấm mốc A. flavus trong điều kiện phòng thí nghiệm. Trichoderma atroviride (Tri.020NC) có khả năng hạn chế sự xâm nhiễm A. flavus, sử dụng để xử lý hạt giống mang lại hiệu quả cao. Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm Trichoderma quy mô mô nhỏ (công suất 20kg/mẻ/15ngày, 107-108 CFU/g)

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20164820)