Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nguồn nước ô nhiễm do phế thải chế biến tinh bột sắn phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân tại tỉnh Kon Tum
08/09/14 09:20AM
Chủ đề: Môi trường

Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nguồn nước ô nhiễm do phế thải chế biến tinh bột sắn phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân tại tỉnh Kon Tum

Thuộc dự án khoa học công nghệ nông nghiệp vốn vay ADB

Cơ quan chủ trì: Viện Môi trường nông nghiệp

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thị Thủy

Thời gian thực hiện đề tài: 2009-2011

 

Kết quả nghiên cứu:

 

          Chất lượng nước thải (gồm các chỉ tiêu BOD5, COD, NH4+ và PO43-) tại nhà máy liên doanh sản xuất tinh bột sắn Kon Tum đều chưa đạt tiêu chuẩn theo QCVN24:2009/BTNMT. Nghiên cứu chọn được 3 trong 7 loại thực vật thủy sinh đó là: cây thủy trúc, cỏ vetiver và bèo tây có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ tốt nhất để nghiên cứu quy trình xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn. Chế phẩm EM xử lý mùi hôi, pH và TSS đạt QCVN24:2009/BTNMT và phân giải các chất hữu cơ tốt nhất so với chế phẩm Biological và SHMT2. Hiệu suất xử lý BOD5 là 96,4%, COD là 95,9%, NH4+ là 79,2% riêng với PO43- chỉ đạt 16,2%, tuy các chỉ tiêu này vẫn chưa đạt QCVN24:2009/BTNMT.

          Xây dựng được quy trình xử lý đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn phục vụ sản xuất nông nghiệp như sau: xử lý sơ bộ (song chắn rác) —>

 xủ lý biogas —> xử lý sinh học (bể lắng có bổ sung chế phẩm EM) —> bể lọc hoặc bãi lọc sinh học bậc 1 (trồng thủy trúc) —>  bể lọc hoặc bãi lọc sinh học bậc 2 (trồng cỏ vetiver)  —>  bể lọc sinh học bậc 3 (thả bèo tây).

          Mô hình thử nghiệm xử lý nguồn nước ô nhiễm do chế biến sắn bằng chế phẩm sinh học EM kết hợp với một số thực vật thủy sinh (thủy trúc, cỏ vetiver và bèo tây) tại nhà máy liên doanh chế biến tinh bột sắn Kon Tum đã đem lại môi trường sống đảm bảo cho người dân địa phương (giảm mùi hôi khó chịu), hiệu suất xử lý BOD5, COD, nito và photpho là ưu thế của công nghệ này. Rau cải xanh tưới bằng nước thải chê biến tinh bột sắn sau khi đã xử lý cho năng suất cao hơn đối chứng tưới nước thường, giảm sâu bệnh và chất lượng rau vẫn đảm bảo tiêu chuẩn, đặc biệt tạo độ phì nhiêu cho đất mang lại hiệu quả kinh tế.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20101388)