Nghiên cứu chế tạo kháng huyết thanh tối miễn dịch để điều trị bệnh Ca rê do Canine distemper virus gây ra trên chó
30/09/22 07:56AM
Chủ đề: Thú y

Tên đề tài: Nghiên cứu chế tạo kháng huyết thanh tối miễn dịch để điều trị bệnh Ca rê do Canine distemper virus gây ra trên chó

Thuộc Dự án thành phần “Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (SAHEP)

Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Nguyễn Thị Lan

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Trương Quang Lâm; PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam; PGS.TS. Trịnh Đình Thâu; PGS.TS. Bùi Trần Anh Đào; TS. Lê Huỳnh Thanh Phương; ThS. Nguyễn Thị Yến; ThS. Nguyễn Thị Huyên; ThS. Đào Lê Anh; PGS.TS. Lê Văn Phan

Thời gian thực hiện: 2/2020-12/2020

Kinh phí thực hiện: 3.200 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 3877/QĐ-HVN ngày 15 tháng 06 năm 2021 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Nghiệm thu: ngày 29 tháng 06 năm 2021 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã lựa chọn 01 chủng virus Ca rê lưu hành tại Việt Nam có đặc tính sinh học, sinh học phân tử và tính kháng nguyên ổn định dùng để gây tối miễn dịch trên động vật thí nghiệm.  Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm kháng huyết thanh virus Ca rê trên ngựa và chó.

Đây là sản phẩm kháng thể kháng virus Ca rê đạt tiêu chuẩn vô trùng độ thuần khiết và tính an toàn, hiệu giá kháng thể thành phẩm đạt 1/128 tương đương 7log2. Chế phẩm kháng huyết thanh có hiệu quả phòng bệnh đạt 100% với liều 1ml/5 kg thể trọng. Nếu phát hiện bệnh sớm (giai đoạn 1 của bệnh) dùng liều (1ml/5 kg trọng lượng) tiêm bắp liệu trình 4-5 ngày hiệu quả đạt trên 100%. Khi bệnh ở giai đoạn nặng, có biểu hiện thần kinh, dùng liều 1,5ml/5kg thể trọng với liệu trình 7 -10 ngày vẫn có thể điều trị khỏi nhưng với tỷ lệ thấp chỉ 33,3%. Nghiên cứu đã tiến hành điều trị thử nghiệm chế phẩm kháng huyết thanh kháng virus Ca rê ở quy mô phòng khám thú y, bệnh viện thú y trên một số địa phương, cho hiệu quả điều trị cao.

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20226234-36/GGN 21-12-076)