Ứng dụng công nghệ Micro-nano Bubble Oxygen trong nuôi thủy sản
23/08/22 10:31AM
Chủ đề: Thủy sản

Tên dự án: Ứng dụng công nghệ Micro-nano Bubble Oxygen trong nuôi thủy sản

Thuộc Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tổ chức chủ trì: Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận

Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre

Chủ nhiệm dự án: ThS. Châu Hữu Trị

Các cá nhân tham gia dự án: ThS. Phùng Thị Hồng Gấm; KS. Thân Hoàng Vinh; CN. Phan Minh Tâm; CN. Lê Văn Nà; CN. Nguyễn Hoàng Sang; ThS. Đặng Ngọc Thùy; ThS. Đoàn Văn Bảy; KS. Thới Ngọc Bảo

Thời gian thực hiện: 2018-2020

Kinh phí thực hiện: 15.000 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 5309/QĐ-BNN-KHCN ngày 25 tháng 12 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: ngày 29 tháng 12 năm 2021 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:


Kết quả nghiên cứu cho thấy máy MNO có tác dụng rất tích cực trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh do làm tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước và tăng tỷ lệ sống, năng suất nuôi. Mật độ nuôi 150 con/m­2 là thích hợp nhất để nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trong ao đất. Diện tích ao đất 3.000 m­2 /ao là phù hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ứng dụng công nghệ Micro-nano Bubble Oxygen trong ao đất diện tích 3.000 m­2/ao với mật độ 150 con/m­2 mang lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng máy MNO có tác dụng rất tích cực trong ương cá tra từ cá bột lên cá giống do làm tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước và tăng tỷ lệ sống, năng suất ương. Mật độ 750 con/ m­2 là thích hợp nhất để ương cá tra bột → cá hương.  Mật độ 200 con/m­2 là thích hợp nhất để ương cá tra hương → cá giống. Quy trình ương cá tra từ cá bột lên cá giống ứng dụng công nghệ Micronano Bubble Oxygen với mật độ 750 con/m2 để ương cá tra bột → cá hương, mật độ 200 con/m­2 để ương cá tra hương → cá giống mang lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao. Trong quy trình ương hoàn toàn không sử dụng kháng sinh để xử lý, cho ăn nên sản phẩm con giống đầu ra hoàn toàn không nhiễm kháng sinh. Bên cạnh đó, định kỳ kiểm mẫu các chỉ tiêu Aeromonas và Salmonella đều cho kết quả thấp, nằm trong khoảng không ảnh hưởng đến tăng trưởng của ra. Riêng kết quả kiểm tra chủng Edwardsiella ictaluri ở tất cả ao nuôi thí nghiệm và mô hình đều âm tính.

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20226227/GGN 21-12-073)