Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ để phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển Nam Trung Bộ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu
30/08/22 08:49AM
Chủ đề: Thủy lợi

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ để phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển Nam Trung Bộ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (Mã số đề tài: BĐKH/16-20)

Tổ chức chủ trì: Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình-Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Đỗ Quý Mạnh

Các cá nhân tham gia : ThS. Lê Văn Tuất, PGS. TS. Nguyễn Quốc Huy, PGS. TS. Phạm Bích Ngọc, TS. Phạm Văn Duẩn, ThS. Nguyễn Văn Ga, PGS. TS. Mai Sỹ Tuấn, ThS. Nguyễn Văn Thương, TS. Ngô Xuân Nam, ThS. Mai Trọng Hoàng

Thời gian thực hiện: 07/2017-07/2020

Kinh phí thực hiện: 8.865 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1829/QĐ-BTNMT ngày 19 tháng 08 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nghiệm thu: ngày 04 tháng 09 năm 2020 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích đất quy hoạch cho trồng rừng ngập mặn (RNM) khu vực Nam Trung Bộ là 824,59ha. Trong đó, diện tích đất trống ngập mặn là 465,53 ha, diện tích RNM là 359,06 ha. Diện tích lập địa có khả năng phục hồi và trồng mới RNM tại khu vực nghiên cứu chủ yếu là dạng lập địa rất thuận lợi (429,7ha) và thuận lợi (192,76ha). Diện tích lập địa có điều kiện khó khăn có diện tích 202,13ha.

Đề tài đã xác định 21 loài thực vật ngập mặn thuộc 12 chi, 10 họ thực vật. Lần đầu tiên ghi nhận loài Cóc đỏ là loài quý hiếm ở mức VU - mức sẽ nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) tại tỉnh Ninh Thuận. Các loài cây ngập mặn phù hợp với các dạng lập địa khu vực 7 tỉnh, thích ứng với nước biển dâng và thay đổi độ mặn là các loài Mắm biển, Mắm trắng, Đước đôi, Đưng, Bần trắng, Bần chua, Dừa nước, Cóc trắng, Giá biển. Trong đó, Mắm biển và Đước đôi là 2 loài đã được xác định trồngchủ yếu tại khu vực này, ghi nhận cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu được đề xuất trồng trong mô hình.

Xây dựng được quy trình canh tác tổng hợp RNM khu vực ven biển Nam Trung Bộ. Đề xuất 6 định hướng, 5 giải pháp chung, 2 giải pháp đặc thủ để phục hồi và phát triển bền vững RNM khu vực ven biển tỉnh Nam Trung Bộ. Xác định được 17 cây trội, gồm 9 cây Đước đôi và 8 cây Mắm biển là cơ sở để tạo nguồn giống cây ngập mặn bằng phương pháp nhân giống hữu tính. Đã thử nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học để nhân giống Đước đôi và Mắm biển. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã đạt được thành công nhất định ở trong phòng thí nghiệm và cần nghiên cứu sâu hơn trong tương lai.

Đề tài đã xây dựng được 02 mô hình: 1. Mô hình tại khu vực bãi bồi xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; 2. Mô hình tại khu vực bãi bồi trong đầm Nại, xã Tri hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, trồng Đước đôi và Mắm biển. Tỷ lệ sống của cây trồng trong 2 mô hình lần lượt là 94,70% và 95,83%. Cây trồng trong mô hình sinh trưởng và phát triển tốt. Ước tính giá trị kinh tế của 02 mô hình trồng RNM là 93.473.498 đồng tại Quảng Nam và 91.328.657 tại Ninh Thuận..

  (Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-(22-12-019))