Nghiên cứu chọn giống và nhân giống Keo lá liềm (Acacia crassiccarpa) và Keo tai tượng (Acacia mangium) phục vụ trồng rừng kinh tế
15/08/16 04:19PM
Chủ đề: Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn giống và nhân giống Keo lá liềm (Acacia crassiccarpa) và Keo tai tượng (Acacia mangium) phục vụ trồng rừng kinh tế

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phí Hồng Hải

Các cá nhân tham đề tài: TS. Nguyễn Đức Kiên, TS. Hà Huy Thịnh, ThS. Lê Sơn, ThS. Mai Trung Kiên, KS. Đỗ Hữu Sơn, ThS. La Ánh Dương, ThS. Trần Hữu Biển, TS. Đỗ Văn Bản, TS. Phạm Xuân Đỉnh

Thời gian thực hiện: 01/2011-12/2015

Kinh phí thực hiện: 3.400 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1673/QĐ-BNN-TCLN ngày 09 tháng 05 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 31 tháng 05 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đối với keo tai tượng, xác định được tuổi nghiên cứu các tính chất cơ lý gỗ ở keo tai tượng là tuổi 3, với hệ số tương quan với các tính chất cơ lý gỗ tuổi 8 là từ 0,72-0,94. Nghiên cứu biến dị di truyền về các tính chất sinh trưởng, chất lượng thân cây và các tính chất cơ lý gỗ liên quan tới gỗ xẻ trong các vườn giống thế hệ 2 đã được tiến hành tại Sơn Dương-Tuyên Quang, Ba Vì-Hà Nội và Bầu Bàng-Bình Dương tại tuổi 3 tới tuổi 7. Kết quả cho thấy đã có sự phân hóa rõ rệt về sinh trưởng và đường kính, chiều cao, thể tích thân cây, chất lượng thân cây, cơ lý gỗ giữa các gia đình tham gia khảo nghiệm.

Đối với keo lá liềm, tương quan bột giấy và hàm lượng cellulose được xác định là chặt và khăng đỉnh xác định hàm lượng cellulose bằng phương pháp diglyme-HCM có thể được dùng như một phương pháp đánh giá gián tiếp hiệu suất bột giấy. Nghiên cứu biến dị di truyền về các tính chất sinh trưởng, chất lượng thân cây, khối lượng riêng gỗ và hàm lượng cellulose giữa các gia đình keo lá liềm trong các vườn giống thế hệ 1 được tiến hành tại Cam Lộ-Quảng Trị (tuổi 10), Phong Điền-Thừa Thiên Huế (tuổi 8) và Hàm Thuận-Bình Thuận (tuổi 5 và tuổi 11); và trong các vườn giống thế hệ 2 được tiến hành tại Ba Vì-Hà Nội (5 tuổi), Cam Lộ-Quảng Trị (4 tuổi) và Quy Nhơn-Bình Định (tuổi 5).

Nghiên cứu thực hiện nhân giống CFF bằng hom  và bằng nuôi cấy mô keo tai tượng và keo lá liềm. Đồng thời tiến hành nhân gióng bằng nuôi cấy mô các dòng vô tính keo tai tượng và keo lá liềm. Kết quả cho thấy, vườn giống cây ghép keo tai tượng và keo lá liềm tại Tiên Yên-Quảng Ninh và tại Hàm Thuận Nam có tỷ lệ sống trên 95% ở 26 tháng tuổi.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20164934-35)