Nghiên cứu nguyên nhân gây chính gây chết cà phê tái canh và đề xuất giải pháp khắc phục
17/10/18 10:39AM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu nguyên nhân gây chính gây chết cà phê tái canh và đề xuất giải pháp khắc phục

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Nguyễn Văn Tuất

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Trương Hồng, PGS.TS. Nguyễn Văn Viết, ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai, TS. Nguyễn Xuân Hòa, PGS.TS. Phạm Thị Vượng, TS. Trịnh Quang Pháp, ThS. Nguyễn Tiến Quân, KS. Lê Văn Phi, TS. Tạ Hồng Lĩnh, TS. Trần Minh Tiến, ThS. Hồ Công Trực, ThS. Đào Thị Lan Hoa, TS. Nguyễn Thị Thủy, KS. Lại Thị Hải Yến

Thời gian thực hiện: 1/2014-12/2017

Kinh phí thực hiện: 9.700 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1043/QĐ-BNN-KHCN ngày 23 tháng 03 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày phê duyệt: ngày 3 tháng 4 năm 2018 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã xác định được vườn cà phê thời kỳ kinh doanh phải bỏ đi để tái canh là do bị bệnh vàng lá, thối rễ và bị già, năng suất giảm sút. Đồng thời xác định một số yếu tố chính ảnh hưởng tới tái canh cà phê thành công và thất bại.

Xác định được tuyến trùng và nấm là 2 loại sinh vật chủ yếu gây bệnh vàng lá thối rễ cà phê với 15 loài khác nhau thuộc 6 chi tuyến trùng (Criconema, Helocotylenchus, Meloidogyne, Pratylenchus, Radopholus, Rotelenchulus) và 4 chỉ nấm (Fusarim, Rhizoctonia, Pythium, Phytophthora). Trong số các loài gây hại, tuyến trùng Pratylenchus cofeae, Meloidogyne incognita và nấm Fusarium oxysporum gây hại phổ biến nhất.

Giải pháp khoa học công nghệ phòng trừ tác nhân gây chết cây cà phê trồng tái canh tại Tây Nguyên là kết hợp áp dụng 3 gói kỹ thuật: kỹ thuật sản xuất cây giống khỏe, sạch bệnh; kỹ thuật canh tác hợp lý; quản lý tổng hợp sâu hại. Xây dựng quy trình tái canh cà phê vối và quy trình phòng chống bệnh vàng lá, thối rễ, quy trình sản xuất cây giống cà phê sạch bệnh. Xác định thời gian luân canh để tái canh cà phê dựa theo tiêu chí về độ tuổi, năng suất và tình trạng nhiễm bệnh vàng lá thối rễ của vườn ươm cà phê trước khi nhổ bỏ theo tỷ lệ và cấp bệnh. Xây dựng 10 mô hình tái canh ngay cà phê (không luân canh) trên quy mô 24,25 ha có tỷ lệ sống cao, từ năm thứ 4 đạt hiệu quả kinh tế 31,0 đến 65,5 triều đông/ha.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20185413)