Nghiên cứu quy trình sử dụng kháng sinh hợp lý trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi nước lợ ở Việt Nam
14/01/21 02:12PM
Thủy sản

Tên đề tài: Nghiên cứu quy trình sử dụng kháng sinh hợp lý trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi nước lợ ở Việt Nam

Tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Hồng Phước

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Nguyễn Diễm Thư, TS. Nguyễn Văn Sáng, CN. Phạm Võ Ngọc Ánh, ThS. Cao Thành Trung, ThS. Nguyễn Thị Hiền, ThS. Nguyễn Hồng Lộc, CN. Nguyễn Thành Nhân, ThS. Phạm Thị Yến, TS. Hứa Ngọc Phúc

Thời gian thực hiện: 2015-2017

Cấp phê duyệt: Quyết định số 510/QĐ-BNN-BKHCN ngày 07 tháng 02 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ngày nghiệm thu: Ngày 19 tháng 05 năm 2018

 

Kết quả nghiên cứu:

Việc đánh giá hiện trạng sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam được thực hiện thông qua điều tra 30 hộ nuôi tôm/tỉnh. Nghiên cứu cho thấy V. parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi tại miền Nam kháng với Amoxicillin và Ampicillin. Vi khuẩn này kháng với Trimethoprim/Sulfamethoxazol tại miền Trung và khagns với ampicillin, neomycin và Erythromycin tại miền Bức. Kết quả thử kháng sinh đồ trên V. parahaemolyticus  cho thấy các kháng sinh còn nhạy cao như Norfloxacin, Ciprofloxacin, Doxycycline và Florfenicol ở miền Nam; Amoxicillin/Clavulanic acid và Cefotaxime ở miền Trung và Ciprofloxacin, Doxycycline ở miền Bắc.

Đề tài thử nghiệm hiệu quả sử dụng kháng sinh trong điều kiện phòng thí nghiệm làm cơ sở cho việc ứng dụng triển khai mô hình nuôi tôm có sử dụng kháng sinh cho cả 3 miền Bắc, Trung và Nam. Các loại kháng sinh được sử dụng trong thử nghiệm bao gồm Florfenicol, Oxytetracycline, Doxycycline và Gentamincin. Kết quả triển khai mô hình ở cả 3 vùng với kháng sinh sử dụng là Doxycycline cho thấy có hiệu quả tốt.

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- V2.3)