Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành thiết bị tạo nước ngọt từ nước biển bằng năng lượng mặt trời dùng cho sinh hoạt của quân và dân trên đảo
08/09/14 09:21AM
Chủ đề: Thủy lợi

Tên đề tài: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành thiết bị tạo nước ngọt từ nước biển bằng năng lượng mặt trời dùng cho sinh hoạt của quân và dân trên đảo

Cơ quan chủ trì: Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Anh Tuấn

Thời gian thực hiện đề tài: 2010-2011

 

Kết quả nghiên cứu:

 

          Dựa theo lý thuyết về nguyên lý bốc hơi và ngưng tụ, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm 5 modul tại tầng thượng tòa nhà của Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo. Năm modul được thử nghiệm với các thông số khác nhau: về kết cấu, vật liệu hấp thụ, thay đổi góc nghiêng đặt hệ thiết bị, đặc biệt khâu quan trọng nhất là thay đổi về lớp hấp thụ, vì lắp này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất thiết bị… Sau khi thử nghiệm, tiến hành phân tích và xử lý số liệu, từ đó đánh giá, lựa chọn và thay đổi thiết kế để có kết quả tối ưu cho hiệu suất cao nhất, tuổi thọ lâu nhất để sản xuất 100 modul thiết bị lắp đặt thử nghiệm tại 02 địa điểm ngoài thực tế.

          Tại bán đảo Cam Rang-Khánh Hòa: từ ngày 14/01/2011 đến ngày 14/02/2011 do cường độ bức xạ yếu nên lượng nước trung bình thu đươc là 2,8 l/ngày/modul. Từ ngày 15/2/2011 đến 14/3/2011 cường độ bức xạ và số giờ nắng nhiều hơn nên lượng nước thu được trung bình là 6,9 l/ngày/modul. Từ ngày 15/3 đến ngày 13/4 lượng nước trung bình thu được là 5,77 l/ngày/modul.

          Tại Đồ Sơn-Hải Phòng: thời gian thử nghiệm từ ngày 01/5/2011 đến ngày 30/5/2011 lượng nước thu được tại thời điểm này là 4,93 l/ngày/modul. Ở đây, số ngày nắng không cao nhưng trong khoảng thời gian thử nghiệm trời nhiều mây và mưa nên lượng nước thu được là không đáng kể.

          Qua hai địa điểm lắp đặt trên, tác giả nhận thấy thiết bị vận hành tốt, lượng nước thu được trung bình trong điều kiện thời tiết có năng tốt, ít bị mây che có thể đạt 5,5 lít/m2/ngày, so với kết quả tính toán lý thuyết là 7,55 lít/m2/ngày, qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước sau khi chưng cất là tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không có mùi, không bị lợ mặn, nước rất trong và sạch.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20101389)