Xây dựng các giải pháp kỹ thuật tổng hợp để quản lý và phát triển bền vững rừng ngập mặn phòng hộ ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu
16/08/16 08:49AM
Chủ đề: Lâm nghiệp

Tên đề tài: Xây dựng các giải pháp kỹ thuật tổng hợp để quản lý và phát triển bền vững rừng ngập mặn phòng hộ ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

Thuộc chương trình mục tiêu quốc gia: Ứng phó với biến đổi khí hậu (Mã số: 0351)

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Tấn Phương

Các cá nhân tham đề tài: ThS. Nguyễn Thùy Mỹ Linh, ThS. Nguyễn Văn  Trường, CN. Đào Lê Huyền Trang, ThS. Nguyễn  Hoàng Tiệp, ThS. Phùng Đình Trung, KS. Diệp Xuân Tuấn, ThS. Nguyễn Viết Xuân, ThS. Nguyễn Thanh Hải, ThS. Đinh Văn Quang

Thời gian thực hiện: 8/2012-12/2015

Kinh phí thực hiện: 3.500 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 4979/QĐ-BNN-KHCN ngày 03 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 30 tháng 12 năm 2015 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Mô hình thí điểm về quản lý và phát triển bền vững rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu được xây dựng tại Móng Cái (Quảng Ninh) và Nhưng Miên (Cà Mau). Các giải pháp tổng hợp đã được áp dụng bao gồm quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong cải tạo rừng, đảm bảo chất lượng rừng; phát triển sinh kế và nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng dân cư vùng rừng ngập mặn phòng hộ ven biển.

Các giải pháp quản lý và phát triển bền vững rừng ngập mặn phòng hộ ven biển. trong bối cảnh biến đổi khí hậu cần tập trung vào quy hoạch, khoa học công nghệ, đầu tư và cơ chế chính sách. Giải pháp quy hoạch cần xác định rõ các yêu cầu về phòng hộ ven biển và các yêu cầu về bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn trên cơ sở xem xét đế bối cảnh biến đổi khí hậu và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và mang tính liên ngành (lâm nghiệp, thủy sản,…). Phân chia loại rừng nên bao gồm hai loại là rừng kinh tế và rừng bảo vệ. Giải pháp khoa học công nghệ cần quan tâm đến điều tra lập địa, chất lượng giống cây trồng, các giải pháp lâm sinh về trồng và quản lý rừng ngập mặn. Các giải pháp đầu tư cần xác định mức đầu tư phù hợp và đầu tư theo điều kiện lập địa (thuận lợi, khó khăn và rất khó khăn). Đồng thời cần đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển sinh kế. Các giải pháp chính sách nên tập trung xây dựng chính sách đồng quản lý rừng ngập mặn phòng hộ nhằm huy động sự tham gia của người dân và cộng đồng trong hoạt động bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20164961-62)