Nghiên cứu chọn tạo giống bạch đàn lai mới giữa bạch đàn Pellita và các giống bạch đàn khác
15/08/16 04:31PM
Chủ đề: Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống bạch đàn lai mới giữa bạch đàn Pellita và các giống bạch đàn khác

Tổ chức chủ trì:Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đức Kiên

Các cá nhân tham đề tài: TS. Hà Huy Thịnh, KS. Đỗ Hữu Sơn, KS. Ngô Văn Chính, KS. Trịnh Văn Hiệu, ThS. Cấn Thị Lan, TS. Mai Trung Kiên, ThS. Trần Hữu Biển, KS. Lưu Thế Trung, TS. Phạm Xuân Đỉnh, KS. Nguyễn Trọng Thành

Thời gian thực hiện: 1/2011-12/2015

Kinh phí thực hiện: 3.400 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1673/QĐ-BNN-TCLN ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 27 tháng 5 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Về chọn lọc cây trội và khảo nghiệm dòng vô tính bạch đàn PB và UP: chọn lọc được 113 cây trội tại Bầu Bàng, Bình Dương; xây dựng được 6 ha khảo nghiệm dòng vô tính tại Tân Lập, Hàm Thuận Nam (Bình Thuận), Long Mỹ, Quy Nhơn (Bình Định) và Trà Bá, Pleiku (Gia Lai). Sinh trưởng của các dòng vô tính ở giai đoạn 46-8 tháng tuổi trong ba khảo nghiệm có sự sai khác rõ rệt.

Về lai giống giữa bạch đàn Pelita với các loài bạch đàn khác và khảo nghiệm giống lai: đã tạo được 91 tổ hợp lai giữa bạch đàn pelita với các loài bạch đàn uro, bạch đàn Caman và bạch đàn grandis. Xây dựng được 9 ha khảo nghiệm giống lai tại Chiềng Đen (Sơn La), Cẩm Lĩnh, Ba Vì (Hà Nội), Cam Hiếu, Cam Lô (Quảng Trị), Trà Bá Pleiku (Gia Lai) và Lai Uyên, Bầu Bàng (Bình Dương). Sinh trưởng của các tổ hợp lai ở giai đoạn 26 đến 30 tháng tuổi tại các khảo nghiệm tổ hợp lai cho thấy có sự sai khác rõ rệt vệ sinh trưởng giữa các tổ hợp lai.

Đề tài nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp giâm hom cho các dòng Bạch đàn lai UP và PB (PB7, PB55, UP68BB, UP69BB và UP75BB) và nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô thành công cho dòng bạch đàn lai (PB7, PB55, UP68BB, UP69BB và UP75BB) có triển vọng tại Tân Lập, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Đồng thời đánh giá mức độ đa dạng di truyền trong vườn giống Bạch đàn pelita.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20164943-45)