Nghiên cứu lai tạo giống một số loài bạch đàn, keo, tràm, thông giai đoạn 3 (2011-2015)
15/08/16 04:45PM
Chủ đề: Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu lai tạo giống một số loài bạch đàn, keo, tràm, thông giai đoạn 3 (2011-2015)

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Việt Cường

Các cá nhân tham đề tài: ThS. Đỗ Minh Hiển, ThS. Nguyễn Minh Ngọc, ThS. Nguyễn Việt Tùng, KS. Nguyễn Thị Linh Đam, ThS. Đoàn Thị Thanh Nga, TS. Nguyễn Thị Kim Liên, TS. Hà Thị Mừng, PGS. TS. Phạm Đức Tuấn

Thời gian thực hiện: 01/2011-12/2015

Kinh phí thực hiện: 2.800 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1673/QĐ-BNN-TCLN ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 26 tháng 5 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã chọn lọc được 13 cây trội tham gia lai giống của 16 loài bạch đàn, 4 loài là bạch đàn grandis, bạnh đàn saligna, bạch đàn microcorys, bạch đàn uro có thời điểm nở hoa trùng nhau nên có thể xuất hiện hai giống lai tự nhiên giữa các loài này nếu chúng được trồng gần nhau. Đề tài đã tạo được 87 tổ hợp lai trong loài và khác loài cho các loài tham gia lai giống, các tổ hợp khác nhau (cùng mẹ khác bộ hoặc bố mẹ khác nhau) có tỉ lệ đậu quả và kết hạt và khối lượng 1.000 hạt khác nhau.

Trong ba phương pháp tạo vật liệu hom từ cây trội, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau, tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà chọn phương pháp ken cây, cắt cây tạo chồi hay cắt hom trực tiếp ở cây 6 tháng tuổi. Trong nghiên cứu nhân giống hom của 3 loại giống bạch đàn lai mới, giống lai UC và UG có số lượng chồi hữu hiệu và khả năng giâm hom ra rễ cao hơn giống lai UE, và hom thuộc các dòng lai trong cùng một loại giống lai (UC, UG, EU) cúng có thể lệ ra rễ khác nhau.

Ở tuổi 12 các giống bạch đàn lai là UE27, UE33, UC1 có năng suất đạt từ 40,8 m3/ha/năm đến 89,5m3/ha/năm. Sau ba năm khảo nghiệm có thể chọn được 17 tổ hợp lai sinh trưởng nhanh hình dáng thân đẹp, trong đó ở hiện trường Bắc Giang là 7 tổ hợp lai; Yên Bái có 5 tổ hơp lai và Cà Mau có 5 tổ hợp lai.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20164954-55)