Hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải chế biến tinh bột sắn
28/11/19 09:43AM
Công nghệ sinh học

Tên dự án: Hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải chế biến tinh bột sắn

Thuộc chương trình: Trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020

Tổ chức chủ trì: Viện Môi trường Nông nghiệp

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm dự án: TS. Lương Hữu Thành

Các cá nhân tham gia dự án: ThS. Vũ Thúy Nga, TS. Đào Văn Thông, ThS. Hứa Thị Sơn, ThS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, KS. Đỗ Trọng Hùng, KS. Nghiêm Thị Minh Thu, ThS. Lê Đình Duẩn

Thời gian thực hiện: 7/2014- 6/2016

Kinh phí thực hiện: 3.600 triệu đồng

 

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu đã hoàn thiện 01 quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải sau chế biến tinh bột sắn dạng rắn làm phân hữu cơ sinh học; 01 quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sau biogas tại nhà máy chế biến tinh bột sắn và 01 quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sau biogas tại nhà máy chế biến tinh bột sắn. Các quy trình đƣợc xây dựng có các thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam.

Dự án đã sản xuất thử nghiệm 05 tấn chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải sau chế biến tinh bột sắn dạng rắn làm phân hữu cơ sinh học. Chế phẩm có chứa mật độ vi sinh vật hữu hiệu ≥108 CFU/gr, bảo quản 3 tháng và an toàn với môi trường. Sản phẩm được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa với nhãn hiệu Mic Cas 03.

Sản xuất thử nghiệm 01 tấn chế phẩm vi sinh vật nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sau biogas tại nhà máy chế biến tinh bột sắn. Chế phẩm có chứa mật độ vi sinh vật hữu hiệu ≥108 CFU/gr, bảo quản được 3 tháng và an toàn với môi trường. Sản phẩm được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa với nhãn hiệu Mic Cas 02.

Xây dựng 02 mô hình xử lý phế thải sau chế biến tinh bột sắn tại nhà máy chế biến tinh bột sắn có công suất 50-200 tấn tinh bột/ngày, có sử dụng hệ thống biogas.

Dự án đã xây dựng 02 mô hình đánh giá hiệu quả phân bón HCSH từ phế thải sau CBTBS dạng rắn trên cây sắn. Kết quả đánh giá hiệu quả cho thấy: khi sử dụng phân hữu cơ sinh học chế biến từ phế thải tinh bột sắn có thể giảm 25% NP mà không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-2018-73.pdf)