Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây Ươi (Scaphium macropodum) nhằm mục đích lấy quả (giai đoạn 2: 2013-2017)
25/11/19 10:03AM
Lâm nghiệp

Tên dự án: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây Ươi (Scaphium macropodum) nhằm mục đích lấy quả (giai đoạn 2: 2013-2017)

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Quốc Huy, TS. Đoàn Đình Tam

Các cá nhân tham gia dự án: ThS. Nguyễn Thanh Hải, KS. Nguyễn Tiến Hưng, ThS. Đỗ Thị Kim Nhung, ThS. Vũ Quý Đông, TS. Đinh Việt Hưng, KS. Hà Đình Long, KS. Nguyễn Khắc Hiếu, TS. Trần Thị Như Hằng

Thời gian thực hiện: 1/2017-12/2018

Kinh phí thực hiện: 2.800 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1215/QĐ-BNN-TCLN ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày phê duyệt: ngày 15 tháng 7 năm 2019 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã điều tra, tuyển chọn được 53 cây trội Ươi tại vườn quốc gia Bạch Mã; Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh, Bắc Trà My, Quảng Nam Kbang, rừng đặc dụng Đắk Uy, Đắk Hà và vườn quốc gia Chư Mom Rây, Sa Thầy, Kon Tum. Các cây trội đều có các chỉ tiêu về sinh trưởng cũng như khối lượng quả vượt trội hơn so với lâm phần.

Nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ IBA phù hợp nhất là 1.000 ppm khi nhân giống vô tính cây Ươi bằng phương pháp chiết cành khi tỷ lệ ra rễ cao nhất (58,9%), có số rễ/cây nhiều nhất (13 rễ/cây), rễ dài nhất (trung bình 14cm). Ghép nêm trên gốc ghép 10-12 tháng tuổi với chiều dài hom ghép 6-8cm vào vụ xuân hè là thích hợp nhất khi tỷ lệ nảy chồi đạt từ 68,5% đến 87%, thời gian bắt đầu nảy chồi sớm nhất, sinh trưởng đường kính đạt từ 0,98cm đến 1,3cm, chiều cao đạt từ 23cm đến 26,8cm. Đề tài đã tuyển chọn được các dòng cây vô tính tại Thừa Thiền Huế, Quảng Nam và Gia Lai.

Nghiên cứu đã lựa chọn được 3 xuất xứ có triển vọng là Kbang, Sa Thầy, Bắc Trà My và xác định được liều lượng phân bón thích hợp cho cây ươi chiết, ghép. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng Polisaccharide đạt cao nhất trong quả Ươi bay (18,15 – 19,4%) và giảm dần theo trạng thái quả (ươi bay – ươi già khô – ươi già xanh – non khô – non xanh). Đồng thời xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống vô tính cây Ươi bằng phương pháp chiết, ghép và hướng dẫn kỹ thuật gây trồng ươi bằng cây chiết, ghép.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20195734-36)