Nghiên cứu xây dựng khung quản lý và đề xuất giải pháp ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai vùng trung du Bắc Bộ áp dụng cho lưu vực sông Phan-Cà Lồ
21/11/19 08:20AM
Thủy lợi

Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng khung quản lý và đề xuất giải pháp ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai vùng trung du Bắc Bộ áp dụng cho lưu vực sông Phan-Cà Lồ

Tổ chức chủ trì: Viện Quy hoạch Thủy lợi

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Tuấn

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Phạm Thanh Tú, TS. Lương Ngọc Chung,

PGS.TS. Bùi Nam Sách, TS. Lê Viết Sơn, ThS. Bùi Quang Tuấn, ThS. Lê Thanh Hà, ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy, ThS. Nguyễn Quang Quyền, ThS. Đào Xuân Thắng, KS. Vũ Thị Mỹ Hạnh, ThS. Trần Thị Huyền, ThS. Đinh Xuân Hùng, TS. Nguyễn Thiện Dũng, PGS.TS. Ngô Lê Long, TS. Vũ Thanh Tú, ThS. Bùi Quang Huy, ThS. Lương Ngọc Minh, ThS. An Quang Hưng

Thời gian thực hiện: 1/2016-12/2018

Kinh phí thực hiện: 3.100 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định 497/QĐ-BNN-KHCN ngày 01 tháng 2 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày phê duyệt: ngày 24 tháng 03 năm 2019 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã tiếp cận theo hướng nghiên cứu quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp theo các cấp độ khác nhau, đặc biệt đã lồng ghép được tiêu chí dễ bị tổn thương vào tính toán cụ thể các rủi ro thiên tai hạn hán và úng ngập cho vùng sông Phan - Cà Lồ. Phân tích các cơ sở dữ liệu thực tiễn và cơ sở dữ liệu khoa học để luận giải mục tiêu và lựa chọn được hướng tiếp cận, phương pháp và công cụ nghiên cứu.

Đề tài đã lựa chọn phương pháp tính toán dễ bị tổn thương do thiên tai kết hợp giữa độ phơi nhiễm, tính nhạy cảm và khả năng chống chịu để đề xuất các tiêu chí đánh giá, đồng thời xác định các cấp độ đánh giá cho từng tiêu chí. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được Khung quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp theo các cấp độ cho vùng Trung du Bắc Bộ và xây dựng Sổ tay hướng dẫn lập Khung quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp theo các cấp độ.

Đề tài đã thiết lập các công cụ tính mức độ rủi ro hạn hán (dựa trên chỉ số chuẩn hóa lượng mưa SPI6) và ngập úng (dựa trên mô hình thủy lực MIKE Flood) để tính toán cho lưu vực sông Phan – Cà Lồ. Đề tài cũng đã xây dựng các kịch bản tính toán khác nhau cho các mức độ thiếu hụt lượng mưa trong mùa khô (dựa trên tần suất và mức độ thiếu hụt so với trung bình nhiều năm) và tần suất mưa gây ngập lũ (với các mức tần suất từ 4 đến 50%) để tính toán mức độ rủi ro thiên tai hạn hạn và ngập lụt đối với các dân cư và sản xuất nông nghiệp.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20195727-28)