Nghiên cứu tác động của các cam kết thương mại tự do đến ngành trồng trọt của Việt Nam
21/11/19 08:16AM
Chính sách

Tên đề tài: Nghiên cứu tác động của các cam kết thương mại tự do (cộng đồng kinh tế ASEAN, TPP, Việt Nam-EU) đến ngành trồng trọt của Việt Nam

Tổ chức chủ trì: Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Công Thắng

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Lê Thị Hà Liên, TS. Đặng Kim Khôi, ThS. Bùi Thị Việt Anh, ThS. Nguyễn Ngọc Luân, ThS. Nguyễn Thị Tâm Ninh, ThS. Đỗ Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Hằng, TS. Lương Thị Ngọc Oanh, ThS. Nguyễn Thị Thanh Huệ

Thời gian thực hiện: 1/2017-12/2018

Kinh phí thực hiện: 1.400 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định 565/QĐ-BNN-KHCN ngày 19 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày phê duyệt: ngày 26 tháng 02 năm 2019 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài phân tích các tác động của các cam kết thương mại tự do (cộng đồng kinh tế ASEAN, CPTPP thay thế TPP, Việt Nam-EU) đến ngành trồng trọt Việt Nam. Nghiên cứu phân tích các tác động dự kiến trong việc thực hiện các cam kết FTAs (AEC, EVFTA và TPP) của Việt Nam tới ngành trồng trọt; đề xuất quan điểm, giải pháp phát huy tác động tích cực và đối phó với tác động tiêu cực dự kiến tới ngành trồng trọt trong thực hiện các cam kết FTAs (AEC, EVFTA và CPTPP thay TPP) những năm tới.Theo các kịch bản tác động của mô hinhfGTAP, tham gia các hiệp định CPTPP, EVFTA và AEC đều mang lại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng sản lượng xuất khẩu dến ngành trồng trọt. Cơ hội thị trường mở sẽ đi kèm thách thức về các hàng rào thuế quan mới với mức độ cao hơn. Bên cạnh đó, ở trong nước, việc thực hiện các cam kết cắt giảm sâu và cắt giảm diện rộng đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước đối tác, các nông sản trong nước sẽ phải cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu có chất lượng tốt và giá thành hợp lý.

Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là tham gia các hiệp định CPTPP, EVFTA và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các ngành hàng lúa gạo, cà phê, xoài Việt Nam nhận được nhiều tác động tích cự như cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thông qua (i) mở rộng thị trường, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tiếp cập được với thị trường cao cấp; (ii) đổi mới để tăng chất lượng và mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm; (iii) thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước và đầu tư ra nước ngoài và (iv) khai thác tiềm năng trong nước để đẩy mạnh xuất khẩu. Riêng ngành mía đường Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu những cũng là tạo ra áp lực để đổi mới, sàng lọc những tác nhân yếu kém.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20195670-74)