Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm kiểm soát hiệu quả bệnh sưng vòi trên tu hài (Lutraria philippinarum Reeve, 1854) nuôi
19/11/19 08:19AM
Thủy sản

Tên đề tài: Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm kiểm soát hiệu quả bệnh sưng vòi trên tu hài (Lutraria philippinarum Reeve, 1854) nuôi

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Thị Lụa

Các cá nhân tham gia đề tài: PGS.TS. Phan Thị Vân, ThS. Phạm Thị Yến, ThS. Nguyễn Thị Hạnh, TS. Trương Thị Mỹ Hạnh, ThS. Phạm Thế Việt, KS. Đào Xuân Trường, ThS. Nguyễn Thị Là, ThS. Nguyễn Đức Bình, TS. Kim Thị Phương Oanh

Thời gian thực hiện: 01/2015 - 12/2015 và 06/2017-12/2018

Kinh phí thực hiện: 3.000 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định 887/QĐ-BNN-TCTS  ngày 18 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày phê duyệt: ngày 12 tháng 06 năm 2019 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã xây dựng được cơ sở dữ liệu metagenomics của dịch lọc làm giàu virut của tu hài bệnh sưng vòi bao gồm 121.293.986 đoạn ngắn và được lắp ráp thành 214.350 contigs. Kết quả phân tích dữ liệu metagenomics cho thấy có sự tương đồng với 10.329 loài virut (Taxonomy ID) khác nhau, trong đó có sự tương đồng với Circovirus là xuất hiện nhiều nhất (chiếm tới 57,5%). Dữ liệu metagenomics đồng thời có sự tương đồng với loại virut kích thước lớn thuộc hộ Mimiviridae nhưng với tần suất xuất hiện rất thấp.

Đề tài chỉ tập trung xem xét các yếu tố nguy cơ xuất phát từ chất lượng nước, xuất phát từ bản thân ký chủ tu hài đối với bệnh sưng vòi trên tu hài nuôi. Kết quả đã xác định được nhiệt độ, độ mặn và mật độ Vibrio spp trong chất đáy rổ nuôi tu hài có mối tương quan dương với bệnh tu hài sưng vòi; nguồn tu hài giống (tu hài cám) là nguồn lây lan/lan truyền mầm bệnh VLPs.

Đề tài đã đề xuất một số giải pháp quản lý và biện pháp kỹ thuật góp phần ngăn ngừa, kiểm soát bệnh sưng vòi trên tu hài nuôi, đồng thời giảm thiểu nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh và giảm thiểu thiệt hại khi bệnh xuất hiện.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20195722-23)