Hoàn thiện quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị nuôi cá lồng vùng biển mở và ứng dụng nuôi cá giò thương phẩm
28/11/19 09:45AM
Thủy sản

Tên dự án: Hoàn thiện quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị nuôi cá lồng vùng biển mở và ứng dụng nuôi cá giò thương phẩm (Rachycentron canadum)

Thuộc chương trình: Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sau thu hoạch

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm dự án: ThS. Chu Chí Thiết

Các cá nhân tham gia dự án: Nguyễn Dương Đức, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn T Lệ Thủy, Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Văn Đức, Trần Hữu Duẩn, Trần Hữu Lợi, Nguyễn Bá Lương, Phạm Đức Phương

Thời gian thực hiện: 10/2012- 12/2015

Kinh phí thực hiện: 5.975 triệu đồng

 

Kết quả nghiên cứu:

Dự án đã hoàn thiện thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống 04 lồng nuôi cá biển mở dung tích 1200 m3/lồng, đường kính 15 m, chiều cao khung lồng 1,0 m, chiều cao lưới 8,0 m, có khả năng điều khiển chìm tới độ sâu 10 m trong thời gian khoảng 18 phút và thời gian làm lồng nổi trở lại vị trí ban đầu là 15 phút; tránh được bão cấp 12.

Xây dựng mô hình trang trại nuôi thương phẩm cá giò, cá chim vây vàng quy mô công nghiệp tại Vịnh Vân Phong - tỉnh Khánh Hòa

Dự án đã hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm cá giò (Rachycentron canadum) và cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) vùng biển mở đạt hiệu quả kinh tế, môi trường.

Nghiên cứu đã xác định loài vi khuẩn Streptococus iniae gây chết cá giò hàng loạt; tiến hành sử dụng kháng sinh Erythromycintrộn vào thức ăn cho cá ăn với liều lượng 50 mg/kg khối lượng cá trong 2 ngày đầu, 5 ngày tiếp theo liều lượng 25 mg/kg khối lượng cá. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy cá bị nhiễm trùng lông (C. irritans), rận cá (Caligus sp) nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá.

 Dự án đã xác định 5 loài sinh vật bám trên các bộ phận của hệ thống lồng nuôi. Sinh vật bám chủ yếu là Sun thuộc giống Balanus sp, thuộc lớp Maxillopoda, ngành Athropoda và một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ thuộc 3 giống Perna, Pinctada Ostrea.  Nghiên cứu đề xuất định kỳ 30 ngày tiến hành giặt lưới từng phần bằng máy bơm cao áp hoặc định kỳ 60 ngày thay lưới lồng nuôi để hạn chế sự tăng lên của sinh vật bám.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-2018-77.pdf)