Nghiên cứu chế tạo kháng huyết thanh tối miễn dịch để điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy do Canine parvo virus gây ra trên chó
12/10/22 08:30AM
Chủ đề: Thú y

Tên đề tài: Nghiên cứu chế tạo kháng huyết thanh tối miễn dịch để điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy do Canine parvo virus gây ra trên chó

Thuộc Dự án thành phần “Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (SAHEP)

Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Hoa

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Lê Huỳnh Thanh Phương; GS.TS. Nguyễn Thị Lan; PGS.TS. Lại Thị Lan Hương; ThS. Nguyễn Văn Phương; TS. Trương Quang Lâm; TS. Trần Văn Nên; PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên

Thời gian thực hiện: 2/2020-12/2020

Kinh phí thực hiện: 3.030 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 2859/QĐ-HVN ngày 15 tháng 06 năm 2021 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Nghiệm thu: ngày 29 tháng 06 năm 2021 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã tuyển chọn 01 chủng Canine parvo virus (VNUA. CPV.HN04) từ 15 chủng virus phân lập được tại Việt Nam để làm giống gốc chế tạo kháng huyết thanh. Chủng virus tuyển chọn có độc lực, đặc tính sinh học, sinh học phân tử và đặc tính kháng nguyên ổn định. Đạt hiệu giá 107.47 TCID50/ml và thuộc nhóm CPV-2c.

Nghiên cứu quy trình nhân giống và bảo quản giống virus sản xuất kháng nguyên. Nghiên cứu xây dựng được 01 quy trình sản xuất kháng huyết thanh tối miễn dịch để điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy trên chó do Canine parvo virus gây ra với hiệu lực điều trị bệnh cao. Ứng dụng chế phẩm kháng huyết thanh trong phác đồ điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy do Canine parvo virus gây ra trên chó. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy Parvo của chế phẩm kháng huyết thanh trên chó tại bệnh xá, bệnh viện Thú y tại địa bàn một số tỉnh miền Bắc. Đồng thời sản xuất 1200 liều kháng huyết thanh đạt tiêu chí an toàn, vô trùng 100%, hiệu giá trung hòa 8log2, hiệu lực điều trị bệnh 83,33%.

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20226237-39/GGN 21-12-077)