Xây dựng mô hình liên kết sản xuất sơ chế, tiêu thụ sản phẩm từ một số cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO (Sa nhân, Sâm cau, Sả, Hoắc hương, Cát cánh) góp phần phát triển sinh kế và xây dựng nông thôn mới tại hai tỉnh vùng Tây Bắc
05/10/22 04:28PM
Chủ đề: Nông thôn mới

Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình liên kết sản xuất sơ chế, tiêu thụ sản phẩm từ một số cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO (Sa nhân, Sâm cau, Sả, Hoắc hương, Cát cánh) góp phần phát triển sinh kế và xây dựng nông thôn mới tại hai tỉnh vùng Tây Bắc

Tổ chức chủ trì: Công ty TNHH giống Lâm nghiệp Tây Bắc

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Điện Biên

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Hoàng Thanh Lộc

Các cá nhân tham gia dự án: Đào Mạnh Cường; Trần Thị Phương; Lò Văn Nhất; Nguyễn Văn Thành; Cao Thị Luyến; Lò Thị Phượng; Nguyễn Thị Dung; Vũ Việt Dũng; Đỗ Mạnh Hùng; Phương Công Thắng; Trần Minh Thao; TS. Nghiêm Tiến Chung; ThS. Tạ Như Thục Anh; TS. Nguyễn Thị Phương; TS. Lương Thị Hoan

Thời gian thực hiện: 2019-2020

Kinh phí thực hiện: 13.065 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 5008/QĐ-BNN-VPĐP ngày 13 tháng 12 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Nghiệm thu: ngày 18 tháng 01

năm 2022 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Dự án đã triển khai 9 thí nghiệm hoàn thiện quy trình 5 loài cây dược liệu Sa nhân tím, Sâm cau, Sả chanh, Hoắc hương, Cát cánh. Dự án đã hoàn thiện được 5 Quy trình nhân giống, trồng, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu cho 5 loài Sa nhân tím, Sâm cau, Sả chanh, Hoắc Hương, Cát cánh phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai tại tỉnh Điện Biên và tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh đó, dự án đã xây dựng được 5 mô hình vườn giống gốc cho 5 loài Sa nhân tím, Sả chanh, Hoắc hương, Cát cánh, diện tích mỗi vườn 1.000 m2 để cung cấp vật liệu nhân giống 5 loài cho sản xuất.

Dự án đã xây dựng được 05 mô hình trồng thâm canh cho 5 loài cây dược liệu: 01 mô hình trồng thâm canh Sa nhân tím tại Điện Biên, diện tích 05 ha; 01 mô hình trồng thâm canh Sâm cau tại Điện Biên, diện tích 05 ha; 01 mô hình trồng thâm canh Sả chanh tại Hòa Bình, diện tích 05 ha; 01 mô hình trồng thâm canh Hoắc hương tại Hòa Bình, diện tích 05 ha; 01 mô hình trồng thâm canh Cát cánh tại Hòa Bình, diện tích 05 ha. Năng suất dược liệu của 5 mô hình trồng thâm canh đều đạt yêu cầu về năng suất trong sản phẩm của Thuyết minh dự án. Dự án đã xây dựng: 01 mô hình liên kết sản xuất, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm dược liệu Sa nhân tím, Sâm cau của dự án tại tỉnh Điện Biên và đã được Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên chấp thuận; 01 mô hình liên kết sản xuất, sơ chế, tiêu thụ dược liệu Sả chanh, Hoắc hương, Cát cánh của dự án tại tỉnh Hòa Bình và đã được Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình chấp thuận. Ngoài ra, dự án đã xây dựng 05 sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho 5 loài cây dược liệu trong dự án gồm Sa nhân tím, Sâm cau, Sả chanh, Hoắc hương và Cát cánh. Dự án đã đào tạo được các cán bộ kỹ thuật cơ sở tại Điện Biên và Hòa Bình.

 (Nguồn: Kỷ yếu “Giới thiệu các tiến bộ khoa học công nghệ tiêu biểu phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”)