Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng
19/10/22 09:56AM
Chủ đề: Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng

Thuộc Chương trình Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao

Thuộc dự án KH&CN: Công nghệ canh tác lúa tiên tiến đạt năng suất cao, chất lượng cao

Tổ chức chủ trì: Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm-Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phan Thị Thanh

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Đỗ Thế Hiếu; TS. Nguyễn Văn Khởi; ThS. Nguyễn Thị Anh; PGS.TS. Nguyễn Trí Hoàn; ThS. Nguyễn Thị Sen; ThS. Nguyễn Thị Hồng Ngót; ThS. Lê Huy Nghĩa; TS. Chu Anh Tiệp; TS. Hoàng Ngọc Thuận; PGS.TS. Mai Xuân Trịnh

Thời gian thực hiện: 2016-2020

Kinh phí thực hiện: 11.000 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1762/QĐ-BNN-KHCN ngày 26 tháng 04 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Nghiệm thu: ngày 23 tháng 10 năm 2021 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã điều tra đánh giá hiện trạng sản việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác lúa ở vùng Đồng bằng sông Hồng, từ đó đánh giá về hiện trạng và phân tích các yêu tố hạn chế trong sản xuất lúa vùng Đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh đó đã thực hiện thử nghiệm dự thảo quy trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến và nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật mới để hoàn thiện Quy trình cho các tiểu vùng sinh thái vùng Đồng bằng sông Hồng. Đồng thời, xây dựng 10 mô hình liên kết sản xuất lúa hàng hóa theo “Quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng” với quy mô 240ha tại Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định. Các mô hình đã ứng dụng đồng bộ các giải pháp về cơ giới hóa: gieo mạ khay – cấy máy, hoặc dùng máy gieo sạ; phun thuốc trừ sâu bằng máy phun áp lực dải rộng; bón phân bằng máy phun phân bón và thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp đem lại lợi nhuận trung bình từ 25 – 30 triệu đồng/ ha, cao hơn so với canh tác theo tập quán cũ từ từ 8-10 triệu đồng/ha (tương đương 27- 46%). Nghiên cứu chuyển giao Quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa cho vùng Đồng bằng sông Hồng cho Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Bình và Hải Dương để thử nghiệm và ứng dụng vào sản xuất lúa đại trà trong năm 2021.

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20226242 /GGN 22-01-002)