Sản xuất thử nghiệm giống nhãn chín muộn HTM-2 tại một số tỉnh phía Bắc
16/08/16 08:54AM
Chủ đề: Trồng trọt

Tên đề tài: Sản xuất thử nghiệm giống nhãn chín muộn HTM-2 tại một số tỉnh phía Bắc

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Rau quả

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Quốc Hiếu

Các cá nhân tham đề tài: ThS. Phạm Thị Xuân, ThS. Dương Thế Vinh, ThS. Phạm Thị Minh Huệ, ThS. Ngô Thị Tú Quyên, ThS. Lê Thị Thu Hương, KS. Đào Xuân Hưng, TS. Nguyễn Văn Nghiêm, ThS. Nguyễn Thị Bích Hồng, KS. Lê Duy Cư

Thời gian thực hiện: 7/2012-3/2016

Kinh phí thực hiện: 2.534,190 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1749/QĐ-BNN-KHCN ngày 11 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 23 tháng 5 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Về kỹ thuật nhân giống, phân bón đầu trâu có tác dụng tốt đối với sự sinh trưởng của cây gốc ghép và ảnh hưởng tới sinh trưởng của mầm ghép sau ghép. Về kỹ thuật thâm canh, chế độ tưới nước thích hợp vào thời kỳ sau thu hoạch đối với giống nhãn chín muộn HTM-2 có độ tuổi 7-8 năm với mật độ 400 cây/ha là 125m3/ha/lần tưới; phân bón là Flower 94 ĐB và TL-Smart Foliar K có tác dụng tăng năng suất; che kín toàn bộ cây bằng lưới đen. Về kỹ thuật ghép cải tạo, bón 4kg/gốc phân (16N:16P:8K2O) thích hợp cho sinh trưởng của cành sau tái sinh sau cưa đốn, lượng 3kg/gốc phân (16N:16P:8K2O) thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cành ghép; trong ghép cải tạo số lượng cành ghép/cây hợp lý là từ 15-20 cành (đối với cây 6-9 năm tuổi), 5-10 cành (đối với cây 10-12 năm tuổi).

Nghiên cứu đã tiến hành sản xuất giống và trồng mới giống nhãn chín muộn HTM-2 tại Song Phương-Hoài Đức và tại xã Chiềng Khoong-huyện sông Mã.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20164963-64)