Xác định thành phần và tiềm năng sử dụng nhện bắt mồi họ Phytoseiidae trong phòng chống bọ trĩ và nhện đỏ tại Việt Na
31/03/22 03:30PM
Chủ đề: Bảo vệ thực vật

Tên đề tài: Xác định thành phần và tiềm năng sử dụng nhện bắt mồi họ Phytoseiidae trong phòng chống bọ trĩ và nhện đỏ tại Việt Nam (mã số: FWO.106-NN.2015.01)

Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đức Tùng.

Các cá nhân tham gia đề tài: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh, KS. Thân Thế Anh, KS. Nguyễn Thị Thúy

Thời gian thực hiện: 04/2016-04/2019

Kinh phí thực hiện: 4.500 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 243/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia

Nghiệm thu: ngày 15 tháng 6 năm 2019 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã điều tra, thu thập nhện bắt mồi họ Phytoseiidae ăn nhện đỏ và bọ trĩ trên các loại rau thuộc họ cà, họ đậu, họ bầu bí và họ bìm bìm tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Bằng phương pháp định loại hình thái kết hợp với công nghệ phân tử nhóm đề tài đã xác định được 11 loài nhện bắt mồi thuộc 7 giống bao gồm: nhện bắt mồi Amblyseius largoensis (Muma); Proprioseiopsis lenis (Corpuz & Rimando); Euseius aizawai (Ehara & Bhandhufalck); Euseius ovalis (Evans), Gynaeseius liturivorus (Ehara); Paraphytoseius cracentis (Corpuz & Rimando); Amblyseius paraaerialis Muma; Scapulaseius okinawanus (Ehara); Paraphytoseius cracentis (Corpuz & Rimando); Neoseiulus californicus (McGregor); Amblyseius longispinosus (Evans). Trong các loài thu thập được có 10 loài lần đầu tiên công bố tại Việt Nam, chỉ trừ loài A. longispinosus đã được ghi nhận tại Việt Nam trước đó. Nhóm đề tài đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, và sức tăng quần thể của các loài nhện bắt mồi phổ biến bao gồm: nhện bắt mồi N. californicus, P. lenis, A. largoensis, P. cracentis, E. aizawai và E. ovalis.

Qua nghiên cứu sức ăn và đặc điểm sinh học cho thấy loài A. largoensisP. lenis có tiềm năng trong phòng trừ bọ trĩ còn loài N. californicus và A. longispinosus cho phòng trừ nhện đỏ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thầy nhện bắt mồi A. largoensisP. lenis có thể phát triển và sinh sản tốt khi ăn nhiều loại thức ăn như phấn hoa Typha latifolia, phấn thầy dầu, phấn ngô, phấn mướp, nhện đỏ Tetranychus urticae, nhện kho Carpoglyphus lactis và thức ăn nhân tạo. Từ kết quả này cho thấy khả năng nhân nuôi hàng loạt hai loài nhện bắt mồi này là rất cao, có khả năng thương mại hóa trong tương lai dùng trong phòng trừ bọ trĩ và nhện đỏ.

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- (20-12-105))