Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thủy lợi phục vụ phát triển nông nghiệp thích ứng vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long
11/03/22 10:56AM
Chủ đề: Thủy lợi

Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thủy lợi phục vụ phát triển nông nghiệp thích ứng vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam-Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Lê Mạnh Hùng

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Nguyễn Minh Trung; PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Hùng; ThS. Đinh Quốc Phong; PGS.TS. Nguyễn Phú Quỳnh; ThS. Phạm Khắc Thuần; TS. Nguyễn Đình Vượng; ThS. Đỗ Đắc Hải; ThS. Trần Minh Tuấn; KS. Lê Thị Vân Anh; PGS.TS. Võ Khắc Trí; TS. Tô Quang Toản; ThS. Nguyễn Văn Lân; ThS. Phạm Thế Vinh; ThS. Nguyễn Bá Tiến; ThS. Mai Việt Bảo; ThS. Lê Văn Kiệm; ThS. Huỳnh Ngọc Tuyên; KS. Hồ Trọng Bằng; KS. Lê Thị Cúc; KS. Trần Thị Minh Nguyệt; KS. Đinh Quốc Khánh; KS. Lê Quản Quân; KS. Phan Việt Dũng; ThS. Lê Văn Thịnh

Thời gian thực hiện: 2018 -2020

Kinh phí thực hiện: 4.300 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 681/QĐ-BNN-KHCN ngày 04 tháng 02 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Nghiệm thu: ngày 08 tháng 04 năm 2021 tại TP. Hồ Chí Minh

 

Kết quả nghiên cứu:

 Đề tài đã xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chủ yếu là thu thập các tài liệu về đê bao, ô bao, các công trình phụ trợ. Dữ liệu nghiên cứu được xây dựng, thu thập từ những tài liệu thống kê, đo đặc hàng năm của địa phương, các đề tài, dự án và các nghiên cứu khoa học của các cơ quan ban ngành tỏng và ngoài nước. các dữ liệu được thể hiện trên bản đồ GIS dễ quản lý và sử dụng.

Nghiên cứu chỉ ra cao trình ô bao kiểm soát lũ cả năm hiện nay biến đổi từ 1m-6m, cao trình cao từ 4,5-6m tập trung ở các huyện đầu nguồn như huyện Tân Hưng (tỉnh Long An), huyện Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), huyện An Phú, thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang). Cao trình có xu thế thấp dần từ các huyện đầu nguồn xuống các huyện phía dưới, cao trình thấp từ 1,5-3,m tập trung ở các tỉnh vùng dưới như Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long

Nghiên cứu đã đưa ra đề xuất mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp. Mặc dầu Nghị quyết 120/NQ-TTg về phát triển Đồng bằng sông Cửu Long chỉ ra mức độ ưu tiên 1) thủy sản; 2) cây ăn trái và 3) cây lúa, nhưng riêng đối với vùng lũ, thì lúa và cây ăn trái đóng vai trò rất quan trọng, thủy sản nuôi thâm canh cá ở các vùng cồn bãi và một số nơi có nguồn nước tốt.  Đối với vùng lũ, cần vùng 1 phải ổn định lúa 3 vụ: ở vùng có điều kiện thuận lợi về nguồn nước, đất phù sa hoặc phèn ít, có đê bao chống lũ triệt để (đủ cao trình vượt lũ), đồng thời cần phải xả nước lũ luân phiên tối thiểu là 2 năm xả lũ 1 lần. Vùng số 2 là vùng phát triển linh hoạt: bố trí phát triển các mô hình sản xuất như 2 lúa – 1 thủy sản, 2 lúa – 1 màu hoặc chuyên thủy sản. Vùng số 3: vùng phát triển lúa 2 vụ được phát triển ở khu vực đê bao tháng 8, hoặc không có đê bao nhưng địa hình cao, hoặc nằm trên tuyến thoát lũ, thời gian lũ ngắn.  Vùng số 4: vùng phát triển cây ăn trái, là vùng đê triệt để, không bị ngập, không bị xâm nhập mặn.

Đề tài cũng đề xuất các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất theo 3 vùng: vùng thích nghi, vùng kiểm soát lũ theo thời gian,vùng kiểm soát lũ cả năm, đồng thời khảo sát và thiết kế mẫu cho vùng bao điển hình tại Đồng Tháp.

 (Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20216167-77/GGN 21-10-053)