Nghiên cứu hoàn thiện gói kỹ thuật cơ giới hóa đồng bộ sản xuất ngô trên đất lúa kém hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long
11/02/22 05:20PM
Chủ đề: Máy nông nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện gói kỹ thuật cơ giới hóa đồng bộ sản xuất ngô trên đất lúa kém hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu tại  đồng bằng sông Cửu Long

Thuộc chương trình Nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm

Tổ chức chủ trì: Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Quyết Tiến

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Lê Sỹ Hùng; ThS. Nguyễn Đức Long; KS. Lương Văn Yên; TS. Hoàng Nghĩa Đạt; ThS. Trần Đức Tuấn; GS.TS. Võ Minh Phúc; KS. Nguyễn Xuân Biên; KS. Phan Mạnh Tuyên; ThS. Lê Hồng Việt

Thời gian thực hiện: 2017-2020

Kinh phí thực hiện: 3.650 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 4422/QĐ-BNN-KHCN ngày 11 tháng 04 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Nghiệm thu: ngày 25 tháng 11 năm 2020 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã xây dựng quy trình cơ giới hóa đồng bộ phù hợp với quy trình canh tác ngô trên vùng đất lúa chuyển đổi ở Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: Quy trình kỹ thuật làm đất trồng lúa sang ngô và từ đất trồng ngô sang đất trồng lúa và  Quy trình làm đất (tối thiểu): Lên luống-gieo trồng-bón phân-xới vun phun thuốc bảo vệ thực vật. Quy trình đã được công nhận là Tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực cơ điện nông nghiệp cấp Bộ theo quyết định số 307/QĐ-KTHT-CĐ ngày 25 tháng 8 năm 2020).

Nghiên cứu đã thiết kế chế tạo máy lên luống, rạch hàng, gieo, bón phân (3 trong 10 với năng suất 0,2-0,3ha/h, gieo 4 hàng, khoảng cánh hàng 60-70cm, khoảng cách cây từ 15-25 cm, số hạt trên hốc 1-2 hạt, cùng với phân viên nén. Đồng thời thiết kế chế tạo máy xới vun, bón phân và bảo vệ thực vật: năng suất 0,3-0,4 ha/h, bề rộng luống 1-1.2m, độ sâu rãnh 20-30 cm, lượng phân bón 30-80 kg/ha. Và thiết kế chế tạo máy phay gom gốc ngô để trả lại mặt đồng với năng suất 0,2-0,3 ha/h, bề rộng phay 1.5m, bề rộng gom 1.5m, gom được rơm rạ và gốc ngô trên mặt đồng, đảm bảo mặt ruộng phù hợp với trồng lúa. Nghiên cứu đã đưa ra được các báo cáo đề xuất mô hình lý thuyết cơ giới hóa đồng bộ sản xuất ngô trên đất lúa kém hiệu quả (từ chọn giống, làm đất, gieo trồng, thu  hoạch, sơ chế và bảo quản. Các loại máy máy lên luống, rạch hàng, gieo, bón phân; máy xới vun, bón phân và bảo vệ thực vật; máy phay gom gốc ngô để trả lại mặt đồng có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo phù hợp với khả năng chế tạo ở nước ta. Máy có giá thành thấp phù hợp với khả năng đầu tư của hộ nông dân, tổ dịch vụ và hợp tác xã kiểu mới ở nước ta. Đề tài hoàn thiện công nghệ chế tạo và hướng dẫn lắp ráp máy vận hành các loại máy máy lên luống, rạch hàng, gieo, bón phân; máy xới vun, bón phân và bảo vệ thực vật; máy phay gom gốc ngô để trả lại mặt đồng có thể sản xuất loạt nhỏ thành sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.

Đề tài đã xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ cây ngô cho vùng lúa chuyển đổi tại Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Ấp 9 – SAEMAUL, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, Hậu Giang. Mô hình đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, giảm tới 60% công lao động, giảm 12% chi phí sản xuất.

 

 (Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20216102-03/GGN 21-06-039)