Điều tra, thu thập số liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu nền phục vụ giám sát, đánh giá tăng trưởng xanh ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
20/01/22 08:20AM
Chủ đề: Môi trường
Tên nhiệm vụ: Điều tra, thu thập số liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu nền phục vụ giám sát, đánh giá tăng trưởng xanh ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Vũ Tấn Phương

Các cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Thùy Mỹ Linh; TS. Hoàng Việt Anh; TS. Lê Văn Thành; TS. Trần Đại Nghĩa; ThS. Lê Trọng Hải; TS. Lê Quỳnh Dung; TS. Bùi Phương Loan; ThS. Đỗ Thanh Định; ThS. Lục Thị Thanh Thêm

Thời gian thực hiện: 2020

Kinh phí thực hiện: 3.278 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 5175/QĐ-BNN-KHCN ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nghiệm thu: ngày 25 tháng 01 năm 2021 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Nhiệm vụ đã phân tích các hệ thống tiêu chí và chỉ số sử dụng cho giám sát đánh giá tăng trưởng xanh (GSĐG TTX) trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các cơ sở dữ liệu (CSDL) và số liệu nền cho GSĐG TTX đã được thống kê bởi các Bộ, ngành và địa phương, trong đó hệ thống thống kê của Tổng cục thống kê (cấp quốc gia và cấp tỉnh) là khá chi tiết. Các dữ liệu ở cấp quốc gia cơ bản đáp ứng các yêu cầu về dữ liệu nền và có thể truy cập dễ dàng. CSDL nền cho GSĐG TTX ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được tích hợp trên nền web, thuận tiện cho việc tra cứu, giám sát đánh giá tăng trưởng xanh của ngành. Dữ liệu được tổng hợp cho giai đoạn 2010-2019 ở các cấp độ quốc gia, vùng và 63 tỉnh thành.

Dấu vết các bon cho sản phẩm lúa gạo tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được tính toán và phân tích theo các phương thức canh tác theo đơn vị sản phẩm. Đồng thời tính toán dấu vết các bon cho 3 sản phẩm gỗ (gỗ tròn, gỗ xẻ và dăm gỗ) tại các tỉnh đại diện cho các vùng sinh thái lâm nghiệp. Kết quả điều tra, tính toán cho thấy, chủ yếu phát thải khí nhà kính (KNK) trong các quy trình sản xuất gỗ rừng trồng Keo là từ sử dụng xăng, dầu. Do vậy, để giảm thiểu được phát thải KNK trong sản xuất gỗ Keo thì cần có những giải pháp giảm các thông số đầu vào trong các hoạt động sử dụng xăng, dầu. Nghiên cứu cũng xây dựng các hướng dẫn xác định dấu vết các bon cho sản phẩm lúa gạo; sản phẩm gỗ tròn, gỗ xẻ và dăm gỗ theo khung phương pháp luận quốc tế và tuân thủ khung hướng dẫn theo quy định. Các hướng dẫn cung cấp khái niệm, thuật ngữ, các bước thực hiện và phương pháp tính toán chi tiết.

 (Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20216052-59/GGN 21-03-019)