Nghiên cứu chọn tạo giống keo tam bội sinh trưởng nhanh phục vụ trồng rừng gỗ lớn (Mã số: 01-2014/HĐ-KHCN-CNSH)
18/02/22 08:29AM
Chủ đề: Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống keo tam bội sinh trưởng nhanh phục vụ trồng rừng gỗ lớn (Mã số: 01-2014/HĐ-KHCN-CNSH)

Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020

Tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu giống và công nghệ sinh học Lâm nghiệp- Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nghiêm Quỳnh Chi

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Đỗ Hữu Sơn; TS. Hà Huy Thịnh; TS. Nguyễn Đức Kiên; ThS. Trần Đức Vượng; ThS. Đồng Thị Ưng; TS. Nguyễn Tử Kim; TS. Phạm Xuân Đỉnh; TS. Trần Hữu Biển; TS. Kiều Tuấn Đạt

Thời gian thực hiện: 2014-2019

Kinh phí thực hiện: 6.600 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 2517/QĐ/BNN&PTNT ngày 02 tháng 07 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Nghiệm thu: ngày 24 tháng 09 năm 2020 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc chọn lọc cá thể 3x từ các quần thể thụ phấn tự do là khả quan nếu tăng số lượng cá thể đưa vào chọn lọc. Việc chọn tạo dòng 3x nhân tạo đã được tiến hành theo một quy trình công nghệ đã ban hành theo Quyết định số: 250/QĐ-KHLN-KH, ngày 12/06/2020 của Giám đốc Viện KH Lâm nghiệp Việt Nam.

Đề tài đã nhân giống sinh dưỡng cho các dòng keo tam bội (3x), bao gồm giâm hom và nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, xây dựng quy trình kỹ thuật ở quy mô nghiên cứu, có thể hoàn thiện và chuyển giao ở quy mô sản xuất. Kết quả khảo nghiệm dòng vô tính cho các dòng keo 3x trên 3 vùng khí hậu đặc trưng Bắc – Trung – Nam có sự sai khác rõ rệt về năng suất và chất lượng thân cây giữa các dòng keo 3x.

Nghiên cứu đã đánh giá về một số chỉ tiêu vật lý và cơ học của gỗ cho các dòng/gia đình keo đa bội (3x và 4x) có sinh trưởng triển vọng và đối chứng là 2 giống đã được công nhân giống (BV10 và BV16) ở giai đoạn 4 năm tuổi. Kết quả ban đầu cho thấy chỉ tiêu chiều dài sợi (dao động từ 800 đến 1.000 µm), khối lượng riêng cơ bản (0,4 – 0,5 g/cm3 , tương ứng 400 – 500 kg/m3 ) là tương đương với nguyên liệu gỗ keo lai hiện đang trồng phổ biến ở Việt Nam thu hoạch ở tuổi 5 đến 7 cho sản xuất dăm xuất khẩu. Bên cạnh đó với với độ bền khi uốn tĩnh (50 – 70 MPa), module đàn hồi uốn tĩnh (7 - 9 GPa) và độ co rút khá thấp (1,0 - 2,2% theo chiều xuyên tâm, 2,5 - ,04% theo chiều tiếp tuyến, 4,5 - 7,5% theo thể tích) đã phần nào đáp ứng được yêu cầu cơ bản của nguyên liệu để sản xuất giấy, sản xuất ván MDF, viên nén, ván ghép thanh, ván bóc (căn cứ TCVN 12619-1: 2019).

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20216111-12/GGN 21-07-044)