Nghiên cứu chọn giống bạch đàn lai bằng chỉ thị phân tử
06/07/18 03:10PM
Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu chọn giống bạch đàn lai bằng chỉ thị phân tử

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Việt Cường

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Đỗ Thị Minh Hiển, ThS. Nguyễn Minh Ngọc, ThS. Nguyễn Việt Tùng, KS. Nguyễn Thị Linh Đam, TS. Nguyễn Thị Kim Liên, TS. Nguyễn Huy Hoàng.

Thời gian thực hiện: 6/2011-12/2016

Kinh phí thực hiện: 3.000 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1512/QĐ-BNN-KHCN ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 03 tháng 5 năm 2017 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã chọn được 19 cây bố mẹ của 3 loài bạch đàn với khoảng cách di truyền nằm trong khoảng [0,28; 3,882], được chia thành nhiều nhánh có sự sai khác lớn và có ý nghĩa trong chọn giống và lai tạo giống. Chọn được 7 cặp bố mẹ lai (U4C1, C7U4, U4E1, C4U4, E6U4, C5U4, E6U4) từ hai hiện trường khảo nghiệm, các tổ hợp lai này đều có ưu thế lai so với bố mẹ của chúng và là tổ hợp lai có sinh trưởng triển vọng.

Chọn lọc được 106 chỉ thị SSR đa hình, trong đó có 20 chỉ thị SSR có liên quan đến sinh trưởng nhanh, đặc biệt có 8 chỉ thị SSR có tương quan với R từ 0,23 đến 0,57 và 12 chỉ thị có tương quan yếu với R từ 0,14 đến 0,2. Chọn được 10 dòng bạch đàn lai sinh trưởng nhanh (UC16, UC51, CU113, CU123, UC52, CU182, UE72, UC55, CU98, CU82) có năng suất cao từ 30,7m3/ha/năm đến 45,3m3/ha/năm. Xác định 8 chỉ thị SSR có các alen biểu hiện liên quan đến sinh trưởng nhanh của 10 dòng bạch đàn lai trên.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175279-80)