Nghiên cứu tính kháng thuốc trừ sâu của rầy nâu, rầy lưng trắng và biện pháp quản lý ở Việt Nam
02/07/19 08:53AM
Bảo vệ thực vật

Tên đề tài: Nghiên cứu tính kháng thuốc trừ sâu của rầy nâu, rầy lưng trắng và biện pháp quản lý ở Việt Nam

Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Hồ Thị Thu Giang

Các cá nhân tham gia đề tài: PGS.TS. Lê Ngọc Anh, TS. Hà Viết Cường, PGS.TS.  Nguyễn Thị Kim Oanh, ThS. Nguyễn Đức Khánh, PGS.TS. Trần Đình Chiến, TS. Nguyễn Tuấn Lộc, TS. Trần Quyết Tâm, TS. Phan Văn Tương, ThS. Nguyễn Phước Thành

Thời gian thực hiện: 7/2013-6/2018

Kinh phí thực hiện: 4.000 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 3444/QĐ-BNN-KHCN ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNTN

Ngày phê duyệt: ngày 17 tháng 9 năm 2018 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

            Đề tài đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy tại một số huyện huyện thuộc các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Phú Thọ, Nghệ An, An Giang, Tiền Giang và Cần Thơ ghi nhận nhóm thuốc Neonicotinoid có mức độ sử dụng phòng rừ rầy hại lúa cáo ở vùng trồng lúa miền Bắc và miền Trung, trong khi nhóm Pyridine azomethine được sử dụng cao ở miền Nam.

           Nghiên cứu đã phân tích hiện trạng kháng thuốc của rầy nâu, rầy lưng trăng gây hại lúa ở các vùng nghiên cứu cho thấy chỉ số kháng của chúng với các hoạt chất dao động từ 3,6-219,2. Hoạt chất Sulfoxaflor có thể thay thế hoạt chất đã bị rầy kháng và có thể sử dụng ở các tỉnh trồng lúa trong cả nước.

           Nghiên cứu phân tích phương pháp sử dụng luân phiên 1 trong các hoạt chất theo công thức luân phiên: Sulfoxaflor-Dinotefuran-Pymetrozine, Pymetrozine- Sulfoxaflor- Dinotefuran, Điều tiết sinh trưởng côn trùng- Dinotefuran- Sulfoxaflor, Emamectin benzoate- Dinotefuran-Sulfoxaflor.

Xây dựng mô hình sử dụng thuốc trừ sâu áp dụng luân phiên 1 trong số các công thức trong quản lý tổng hợp rầy tại Hưng Yên, Nghệ An và An Giang đạt 100% kế hoạch, hiệu quả phòng trừ >85% và đã làm chậm tốc độ hình thành tính chống thuốc của rầy. Hiệu quả kinh tế tăng ở mô hình tại Hưng Yên từ 15,37-17,16%, tại Nghệ An tăng 18,36-18,42% và từ 15,23-18,84% tại An Giang.

Đề tài đã hoàn thành tiến bộ kỹ thuật “Quy trình quản lý tính kháng thuốc bảo vệ thực vật của rầy nâu Nilapparvata lugens (Stal), rầy lưng trắng Sogatella furcifera (Horvatha) hại lúa”.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20185493-95)