Nghiên cứu bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm (Histomonosis) ở gà nuôi thả vườn tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam và giải pháp phòng chống
16/04/19 02:37PM
Chăn nuôi

Tên đề tài: Nghiên cứu bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm (Histomonosis) ở gà nuôi thả vườn tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam và giải pháp phòng chống

Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Nguyễn Văn Thọ

Các cá nhân tham gia đề tài: GS.TS. Nguyễn Thị Lan, TS. Bùi Khánh Linh, ThS. Dương Đức Hiếu, BSTY. Nguyễn Thị Nhiên, ThS. Nguyễn Thị Hồng Chiên, ThS. Trần Hải Thanh, BSTY. Nguyễn Vũ Sơn, ThS. Đào Lê Anh

Thời gian thực hiện: 1/2015-12/2017

Kinh phí thực hiện: 2.100 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định 2590/QĐ-BNN-KHCN ngày 02 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày phê duyệt: ngày 19 tháng 7 năm 2018 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

            Thu thập 1080 gà nghi mắc bệnh viên gan ruột truyền nhiễm tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên trong năm 2015. Nghiên cứu đã xác định gà mắc bệnh có biểu hiện ủ rõ, lông xù, thân gày, giảm ăn và uống nhiều nước (85,31%), gà số trên 43ºC (74,38%). Triệu chứng đặc trưng của bệnh là gà tiêu chảy, phân có màu vàng chiếm tỷ lệ (85,31%). Bện tích đại thể thấy rõ nhất ở manh tràng và gan. Bệnh tích vi thể ở tổ chức manh trạng và gai thoái hóa, hoại tử và có nhiều tế bào viêm, có đơn bào (100%). Gà mắc bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm ở cả 4 mùa nhưng tập trung vào vụ xuân hè. Phương pháp chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật PCR cho kết quả rất chính xác (trên 90%) ở mọi giai đoạn gà mắc bệnh. Loài đơn bào ký sinh gây bệnh cho gà thả vườn tại 4 tỉnh phía Bắc là Histomonas meleagridis.

            Sử dụng nước vôi Ca(OH)2 0,5%, liều 1 lít/m2, 2 ngày trước khi thả gà vào vườn nuôi cho hiệu quả phòng bệnh 100%, không thấy bệnh tái phát. Biện pháp cuốc lật đất bề mặt vườn nuôi sâu 15cm, 2 tuần trước khi thả gà vào vườn nuôi cũng cho hiệu quả tương tự. Thuốc Levamisole cho hiệu lực tẩy giun kim cao, ở thực nghiệm là 96,17% và trên thực địa là 89,77%.

            Thuốc Toltrazuril kết hợp Tylosin, Vitamin C và bột tỏi, thời gian điều trị 3 ngày cho hiệu lực điều trị 83,13%, nhưng chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của bệnh. Thuốc Sulfadimethoxine kết hợp Tylosin, Vitamin C và bột tỏi, thời gian điều trị 5 ngày cho hiệu quả điều trị là 78,82%.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20185462-64)