Nghiên cứu lựa chọn chủng loại máy canh tác phù hợp với đặc tính đất và đặc điểm đồng ruộng sản xuất lúa, màu tại Đồng bằng sông Hồng
01/07/19 04:23PM
Thiết kế và chế tạo máy nông nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu lựa chọn chủng loại máy canh tác phù hợp với đặc tính đất và đặc điểm đồng ruộng sản xuất lúa, màu tại Đồng bằng sông Hồng

Tổ chức chủ trì: Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trịnh Duy Đỗ

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Vũ Văn Long, KS. Nguyễn Tuấn Anh, ThS. Ngô Văn Phương, KSC. Nguyễn Bá Chất, ThS. Lê Huy Phượng, NCV. Mai Văn Hởi, NCV. Dương Công Như, TS. Vũ Xuân Thanh, TS. Hàn Trung Dũng

Thời gian thực hiện: 1/2016-6/2018

Kinh phí thực hiện: 2.500 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định 3090/QĐ-BNN-KHCN ngày 02 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày phê duyệt: ngày 13 tháng 8 năm 2018 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

            Đề tài đã đánh giá thực trạng về sử dụng máy động lực, máy canh tác, quy trình canh tác, tổ chức cơ giới hóa sản xuất lúa, màu; về đặc điểm, quy mô đồng ruộng (diện tích lô thửa, kết cấu hạ tầng phục vụ cơ giới hóa); về mức độ tác động của quy trình cơ giới hóa, của biến đổi khí hậu đến độ chai, cứng của nền ruộng đối với các loại đất điển hình ở những điểm khảo sát thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng.

            Xây dựng bộ số liệu về đặc tính đất (thành phần cơ lý tính của đất; độ cứng theo chiều sâu canh tác; hệ số ma sát và dính; dung trọng; lực cản riêng của đất) và đặc điểm đồng ruộng (kích thước lô thửa, địa hình và độ bằng phẳng mặt đồng ruộng) của một số vùng trồng lúa, màu điển hình tại các điểm điều tra.

            Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được hệ thống máy động lực và máy công cụ bao gồm máy kéo và máy làm đất: cỡ công suất máy kéo, chủng loại máy làm đất được lựa chọn phù hợp theo loại đất, thành phần cơ giới đất, theo chiều dài lô thửa ruộng và theo độ cứng nền ruộng. Xây dựng 3 quy trình cho 3 khâu cơ giới hóa trong canh tác lúa: quy trình cơ giới hóa khâu làm đất, quy trình cơ giới hóa khâu gieo trồng, quy trình cơ giới hóa khâu thu hoạch.

            Nghiên cứu đã đề xuất 3 nhóm giải pháp phát triển cơ giới hóa hiệu quả, bền vững cho vùng đồng bằng sông Hồng: Áp dụng quy trình cơ giới hóa và lựa chọn, áp dụng công nghệ, thiết bị phù hợp; Giải pháp về tổ chức quản lý, cơ giới hóa và Giải pháp về quản lý, quy hoạch cơ giới hóa.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20185467-73)