Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CAS (Cells Alive System) trong bảo quản một số loại quả xuất khẩu chủ lực (nhãn, xoài, thanh long)
17/10/18 11:08AM
Bảo quản sau thu hoạch

Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CAS (Cells Alive System) trong bảo quản một số loại quả xuất khẩu chủ lực (nhãn, xoài, thanh long)

Tổ chức chủ trì: Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Mạnh Hiểu

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Nguyễn Thị Tú Quỳnh, TS. Phạm Anh Tuấn, TS. Chu Văn Thiện, TS. Nguyễn Minh Nam, KS. Vũ Ngọc Dũng, PGS.TS. Trần Ngọc Lân, PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thủy, TS. Hoàng Thị Lệ Hằng, CN. Đoàn Thị Hồng Vân

Thời gian thực hiện: 1/2015-6/2017

Kinh phí thực hiện: 2.200 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 4644/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày phê duyệt: ngày 14 tháng 12 năm 2017 tại Hà Nội

  

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã hoàn thiện quy trình công nghệ bảo quản nhãn lồng Hưng Yên, xoài cát Hòa Lộc, thanh long ruột đỏ bằng công nghệ lạnh đông CAS quy mô 120 kg/mẻ. Xây dựng một quy trình bảo quản lạnh đông nhãn, xoài, thanh long quy mô 1500 kg (mỗi loại 500kg) tại Viện cơ điện Nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch. Chất lượng sản phẩm giữ được cấu trúc sau khi rã đông và bảo quản đông 12 tháng, chất lượng cảm quan đạt, tỷ lệ chảy nước dưới 10%, nhiệt độ tâm sản phẩm đạt -18oC; các chỉ tiêu vi sinh vật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tương đương tiêu chuẩn Nhật Bản.

Đề xuất “Đầu tư nhà máy bảo quản lạnh đông CAS (nhãn, xoài, thanh long) qui mô 5-10 tấn/sản phẩm/ngày” không khả thi thông qua các thông số tài chính. Từ những nghiên cứu và đánh giá bước đầu khi thử nghiệm công nghệ CAS tại Việt Nam cho thấy các loại trái cây có giá trị thấp, thời vụ ngắn mà nên cân nhắc đầu tư ứng dụng vào các đối tượng bảo quản có giá trị kinh tế đặc biệt cao, và tìm kiếm thị trường công bố.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20185433-35)