Hoàn thiện quy trình kỹ thuật chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn các loài keo lai và keo tai tượng
22/05/20 09:03AM
Lâm nghiệp

Tên dự án sản xuất thử nghiệm: Hoàn thiện quy trình kỹ thuật chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn các loài keo lai và keo tai tượng

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm dự án: TS. Trần Lâm Đồng

Các cá nhân tham gia dự án: ThS. Hoàng Thị Nhung, TS. Đặng Văn Thuyết, ThS. Trần Hồng Vân, ThS. Phan Minh Quang, ThS. Hoàng Văn Thành, ThS. Dương Quang Trung, ThS. Trần Anh Hải, KS. Đào Trung Đức, KS. Phạm Văn Vinh, KS. Lê Văn Nhen, KS. Nguyễn Ngọc Ánh, Nguyễn Văn Minh, KS. Nguyễn Hoài Nam

Thời gian thực hiện: 1/2015-12/2018

Kinh phí thực hiện: 6.000 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1215/QĐ-BNN-TCLN ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: ngày 30 tháng 7 năm 2019 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

            Xác định tiêu chí rừng keo lai và keo tai tượng đủ tiêu chuẩn để chuyển hóa sang sản xuất gỗ lớn: điều kiện lập khí hậu thích hợp (nhiệt độ bình quần năm từ 22-27°, lượng mưa ≥ 1300 mm/năm, số tháng hạn <6 tháng); độ cao tuyệt đối thích hợp (< 450m và < 500m ở miền Bắc, <550m và <600m ở vùng Bắc Trung Bộ và <650m và 700m ở vùng Nam Trung Bộ trở vào; phù hợp thổ nhưỡng (từ đất cát pha đến thịt nặng, độ dày tầng đất >70cm đối với đất có tỷ lệ đá lẫn 30-50% và 50-70 cm đối với đất có tỷ lệ đá lẫn < 305, độ dốc ≤ 35°; rừng phải được trồng bằng nguồn giống có chứng nhận, chưa bị thiệt hại nặng do gió bão ở các chu kỳ trước, tỷ lệ cây bị đổ gãy do gió bão ở chu kỳ hiện tại rất ít, mật độ keo lai từ 1200-2000 cây/ha và cây keo tai tượng từ 1300-2200 cây/ha và phải có tối thiểu 1.000 cây mục đích/ha đối với keo lai và 1.100 cây /ha đối với keo tai tượng, phân bố đều.

            Dự án đã chuyển hóa 50 ha keo lai và 50,8 ha keo tai tượng tại 4 đơn vị phối hợp tại Yên Bái, Nghệ An, Thừa Thiên Huế và Bình Định. Sau 3 năm theo dõi sinh trưởng cho thấy, sinh trưởng đường kính và năng suất rừng tăng đáng kể.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20195771-73)