Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn các loại keo tai tượng, keo lá tràm và bạch đàn trên lập địa sau khai thác ít nhất hai chu kỳ tại một số vùng trồng rừng tập trung
15/05/20 03:39PM
Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn các loại keo tai tượng, keo lá tràm và bạch đàn trên lập địa sau khai thác ít nhất hai chu kỳ tại một số vùng trồng rừng tập trung

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: GS. TS. Võ Đại Hải

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Trần Lâm Đồng, TS. Phí Hồng Hải, TS. Nguyễn Văn Bích, ThS. Hoàng Văn Thành, ThS. Dương Quang Trung, ThS. Hoàng Thị Nhung, ThS. Trần Anh Hải, ThS. Trần Hồng Vân, KS. Đào Trung Đức, TS. Đỗ Hữu Sơn, ThS. Ngô Văn Chính, ThS. Dương Hồng Quân, ThS. Trịnh Văn Hiệu, ThS. Nguyễn Tiến Linh, ThS. La Ánh Dương, ThS. Phạm Văn Bốn, ThS. Vũ Văn Định

Thời gian thực hiện: 04/2014-12/2018

Kinh phí thực hiện: 7.500 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1215/QĐ-BNN-TCLN ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: ngày 30 tháng 7 năm 2019 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

            Diện tích đất phù hợp cho rừng trồng keo và bạch đàn trên cả nước là rất lớn, diện tích quy hoạch cho kinh doanh rừng gỗ lớn keo và bạch đàn không ngừng tăng lên hàng năm. Khoảng trên 85% diện tích rừng trồng keo và bạch đàn tại Việt Nam đã trải qua ít nhất hai chu kỳ kinh doanh. Kỹ thuật chính áp dụng cho kinh doanh rừng gỗ lớn bao gồm trồng rung fmowis và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Trải qua nhiều chu kỳ, lập địa rừng trồng keo và bạch đàn đang có nguy cơ bị suy thoái với các chỉ tiêu lý, hóa tính chất đất ở mức trung bình đến nghèo. Khảo nghiệm và mở rộng các giống tiến bộ kỹ thuật keo và bạch đàn gồm bạch đàn lai UP72 cho vùng Bắc Trung Bộ; bạch đàn lai UP54, UP72, UP95 và UP99 cho vùng Đông Bắc Bộ; keo tai tượng xuất xứ Balimo ở vùng Bắc Trung Bộ; Keo lá tràm Clt7 tại Đông Hà và Quảng Trị.

            Biện pháp quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác ảnh hưởng rõ rệt đến mức sinh trưởng rừng cũng như tính chất chất trong thời gian nghiên cứu. Bón phân theo đặc tính loài cây trồng cho sinh trưởng rừng tốt nhất, trong đó bón cho keo 200g lân nung chảy (15-17%P2O5)+20g Kali (61% K2O)+80g chế phẩm sinh học/cây; bón lót cho bạch đàn 30 g ure (46%N)+250g phân nung chảy (15-17%P2O5)+20g Kali (61% K2O)+100g chế phẩm sinh học/cây và bón thúc 75g ure/cây vào đầu mùa mưa năm 2 và 75g ure/cây vào đầu mùa mưa năm thứ 3 cho sinh trưởng cây trồng tốt nhất.

            Biện pháp xử lý cỏ dại toàn diện cho sinh trưởng và năng suất rừng đạt cao hơn rõ rệt so với xử lý cỏ dại theo băng, trong đó xử lý cỏ dại toàn diện bằng thủ công cho tỷ lệ sống của cây trồng đạt cao hơn so với xử lý toàn diện bằng thuốc diệt cỏ. Biện pháp cuốc hố thủ công cho tỷ lệ sống và năng suất rừng keo tai tượng và bạch đàn lai UP cao hơn so với cuốc hố bằng máy. Rừng trồng lại trên đất sau khai thác keo cho sinh trưởng tốt hơn rõ rệt so với rừng trồng lại trên đất sau khai thác bạch đàn.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20195745-47)