Khai thác và phát triển nguồn gen cây Sở
28/11/19 10:08AM
Trồng trọt

Tên dự án: Khai thác và phát triển nguồn gen cây Sở (Camellia sasanqua Thunb.)

Thuộc chương trình: Quỹ gen cấp nhà nước

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm dự án: TS. Hoàng Văn Thắng

Các cá nhân tham gia dự án: Phạm Đình Sâm, Hoàng Văn Thành, Cao Văn Lạng, Hoàng Thị Nhung, Nguyễn Toàn Thắng, Trần Hoàng Quý, Nguyễn Huy Hoàng, Khuất Hữu Trung, Hồ Trung Lương

Thời gian thực hiện: 1/2012-12/2015

Kinh phí thực hiện: 3.100 triệu đồng

 

Kết quả nghiên cứu:

Hệ số tương đồng di truyền của 38 mẫu sở ở các địa phương dao động trong khoảng 0,58 đến 0,94. Các mẫu trong cùng địa điểm thường có hệ số tương đồng di truyền cao. Ở mức tương đồng 75%, 38 mẫu sở được chia thành 7 nhóm cách biệt di truyền, trong đó có nhóm II được chia làm 3 nhóm phụ. Dự án đã xác định được đoạn trình tự gen ITS cho 2 mẫu của loài Sở cam là HT6 và TN8.

Nghiên cứu đã xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp ghép và giâm hom cho cây sở. Đã chọn được 54 cây trội cho 3 giống sở ở Nghệ An và Lai Châu, xây dựng 6ha vườn giống sở vô tính bằng 53 dòng vô tính tuyển chọn tại Nghệ An và Lai Châu (3ha/nơi).

Dự án xây dựng 10ha mô hình trồng rừng sở thâm canh tại Nghệ An và Lai Châu (5ha/nơi) bằng các nguồn giống sở tốt chọn lọc từ 54 cây trội, kết hợp các biện pháp thâm canh như làm đất, bón phân, trồng xen. Sau 2,5 năm, các mô hình trồng sở thâm canh tại Lai Châu cho tỷ lệ sống đạt 93,7%, Do = 1,3cm, Hvn = 77 cm và Dt = 35cm. Tại Nghệ An mô hình đạt tỷ lệ sống 94,3% và các chỉ tiêu sinh trưởng trung bình là Do = 1,2cm, Hvn = 84 cm và Dt = 43cm.

Nghiên cứu cũng xây dựng quy trình trồng rừng sở thâm canh theo hướng lấy qủa cho loài sở chè ở các tỉnh miền Bắc.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- 2018-93.pdf)