Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách, giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
14/05/20 10:42AM
Chính sách

Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách, giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tổ chức chủ trì: Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Anh Phong

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Tạ Thu Trang, TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, TS. Phạm Văn Hòe, TS. Phạm Đồng Quảng, ThS.Trần Ngọc Hoa, ThS. Nguyễn Thị Hồng Thanh, TS. Phạm Thị Ngọc Linh, TS. Đinh Tuấn Minh, ThS. Lê Ngọc Minh

Thời gian thực hiện: 1/2018-6/2019

Kinh phí thực hiện: 1.000 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 2794/QĐ-BNN-KHCN ngày 18 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: ngày 06 tháng 8 năm 2019 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Kết quả của đề tài cho thấy trong giai đoạn 2015-2018, có 3 trên tổng số 11 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong quy hoạch đến 2020 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập (Hậu Giang, Phú Yên và Bạc Liêu), tuy nhiên số vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng còn rất thấp so với kế hoạch. Cả nước có 4 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được công nhận gồm 2 vùng trồng trồng trọt (vùng trồng hoa Thái Phiên và vùng Vạn Thành ở thành phố Đà Lạt) và 2 vùng thủy sản (Trung Sơn tỉnh Kiên Giang và thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên). Có 44 doanh nghiệp nông nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nhà nước ứng dụng công nghệ cao.

Các phân tích đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng trên năm ở hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nội tại phát triển và vận hành của các phương thức nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện tại tại Việt Nam. Trước những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trên, cần xây dựng một hệ thống chính sách và giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong các chính sách đã được đề xuất, cần ưu tiên vào việc giảm các thủ tục hành chính, làm rõ các tiêu chí để các đối tượng khu, vùng, doanh nghiệp, hợp tác xã có thể đăng ký là đơn vị nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh thị trường giao dịch công nghệ bằng việc thí điểm xây dựng các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại các thành phố lớn.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20195739-41)