Nghiên cứu các giải pháp công nghệ điều khiển giới tính tôm Càng Xanh (Macrobrachium rosenbergii)
11/05/17 10:32AM
Thủy sản

Tên đề tài: Nghiên cứu các giải pháp công nghệ điều khiển giới tính tôm Càng Xanh (Macrobrachium rosenbergii)

Thuộc chương trình KHCN cấp Nhà nước “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020”

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Bùi Thị Liên Hà

Các cá nhân tham gia đề tài: PGS.TS. Nguyễn Tường Anh, ThS. Nguyễn Văn Sáng, ThS. Nguyễn Đức Minh, ThS. Nguyễn Điền, KS. Nguyễn Thị Diễm Thắm, KS. Trần Thanh Võ, CN. Lê Thị Hoài Oanh, CN. Lê Chính, TS. Nguyễn Văn Hảo

Thời gian thực hiện: 1/2011-3/2014

Kinh phí thực hiện: 2.250 triệu

Cấp phê duyệt: Quyết định số 3443/QĐ-BNN-KHCN ngày 04 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 03 tháng 10 năm 2014 tại Tp. Hồ Chí Minh

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã thử nghiệm bổ sung dẫn xuất dopamine và ảnh hưởng của nhiệt độ trong việc tạo cái giả phục vụ sản xuất đàn tôm càng xanh toàn đực nhưng không cho kết quả thành công. Nghiên cứu cho thấy tuổi tôm ảnh hưởng rất lớn đến sự chuyển cái của tôm, thí nghiệm tiêm sợi đôi dsRNA, tuổi tôm càng nhỏ thì hiệu quả chuyển cái càng cao và tỷ lệ tôm lại đực sẽ không xảy ra PL<10 ngày tuổi. Tần suất tiêm không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ tôm chuyển cái thành công, nhưng tần suất tiêm càng dày thì tôm phát triển kém hoặc tăng tỷ lệ chết do tôm yếu khi tiêm nhiều lần.

Tôm cái giả chuyển giới sau 3 tháng tiêm của thí nghiệm đạt tỷ lệ >70%, số tôm mẹ cái giả tham gia sinh sản >90%. Khối lượng tôm mẹ sau 4 tháng nuôi trung bình đạt 30-45gram/con. Số lượng ấu trùng trung bình của mỗi con mẹ chuyển cái thành công khoảng 20-40 triệu ấu trùng, số lần đẻ trong một năm tính từ lần đẻ đầu tiên là 5-10 lần, tuổi thọ trung bình của tôm mẹ cái giả >1,5 năm.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175129)