Nghiên cứu sử dụng nguồn gen dưa chuột (Cucumis sativus L.) bản địa miền núi phía Bắc Việt Nam trong chọn tạo và cải tiến giống dưa chuột cho vùng đồng bằng sông Hồng
21/03/17 09:51AM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu sử dụng nguồn gen dưa chuột (Cucumis sativus L.) bản địa miền núi phía Bắc Việt Nam trong chọn tạo và cải tiến giống dưa chuột cho vùng đồng bằng sông Hồng (Mã số: B2014-11-45)

Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Trần Thị Minh Hằng

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Nguyễn Thanh Tuấn, TS. Trần Anh Tuấn, TS. Phạm Tuấn Anh, KS. Phạm Thị Bích Phương

Thời gian thực hiện: 1/2014-6/2016

Kinh phí thực hiện: 600 triệu

Cấp phê duyệt: Quyết định số 3725/QĐ-BNN-KHCN ngày 12 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 03 tháng 10 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã triển khai thu thập thêm 44 mẫu giống dưa chuột địa phương từ các vùng đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc và thành lập được tập đoàn nguồn gen dưa chuột địa phương/bản địa của Việt Nam với 79 mẫu giống. Đánh giá các đặc điểm nông sinh học của tập đoàn dưa chuột trong vụ xuân hè và vụ đông 2014 cho thấy các mẫu giống sinh trưởng thân lá tốt trong vụ xuân hè gồm HG4, SL27b, LCH3, LCH2f, BK1, trong vụ đông gồm LCA6, HD2, BK1; các mẫu giống ra hoa đậu quả tốt, cho năng suất cao trong vụ xuân hè BN1, LCH3b, ĐB10c, SL27b, TB2, LAC10, vụ đông gồm LCA4, TH1, HN2, HB1. Các mẫu giống ít bị sâu bệnh hại gồm LCH3b, HB1, HB2, BN2, SL27b. Các mẫu giống có chất lượng tốt, biểu hiện ở độ Brix cao trên 4, 5 quả cứng chắc, không đắng gồm BN1, HN2, VP2, SL9a, LCH3b.

Đề tài đã xác định được khả năng chống chịu điều kiện bất thuận trên đồng ruộng của các mẫu giống: giống chịu hạn, giống ít sâu bệnh hại và giống chịu lạnh. Tạo được các dòng tự phối đến đời I4 và chọn được 6 dòng tự phối đời I4 mang các đặc điểm tốt, độ thuần cao.

Đề tài đã đánh giá được khả năng kết hợp chung của 22 mẫu giống dưa chuột địa phương chọn lọc và các dòng tự phối đời I1 và I4 của chúng. Lai tạo và chọn ra được 2 tổ hợp lai DL4 và DL7 sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị nhiễm sâu bệnh hại, cho năng suất cao trong vụ đông; 4 tổ hợp lai DL10, DL15, DL19, DL24 sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị nhiễm sâu bệnh hại, cho năng suất cao, chất lượng tốt trong vụ hè.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20175110-11)