Nghiên cứu thực trạng và biện pháp kỹ thuật tổng hợp duy trì, nâng cao độ phì nhiêu đất tại các vùng trồng mía trọng điểm
21/03/17 09:53AM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng và biện pháp kỹ thuật tổng hợp duy trì, nâng cao độ phì nhiêu đất tại các vùng trồng mía trọng điểm

Tổ chức chủ trì: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Ngọc Tuấn

Các cá nhân tham gia đề tài: PGS. TS. Hồ Quang Đức, ThS. Lê Thị Minh Lương, ThS. Phạm Vũ Bảo, ThS. Phạm Văn Tùng, ThS. Nguyễn Thanh Lĩnh, TS. Nguyễn Văn Đạo, ThS. Dương Văn Vinh, ThS. Nguyễn Thị Tuyết Hương, KS. Nguyễn Văn Hưng

Thời gian thực hiện: 1/2012-12/2015

Kinh phí thực hiện: 3.300 triệu

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1992/QĐ-BNN-KHCN ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 31 tháng 5 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã đánh giá thực trạng độ phì nhiêu đất và xác định một số yếu tố hạn chế chính tại các vùng về: thành phần cơ giới, tính chất vật lý đất, độ chua đất, dinh dưỡng đa, trung và vi lượng trong đất, yếu tố sinh phèn đất và tính chất sinh học đất. Đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục cho từng yếu tố.

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật có hiệu quả giúp cải thiện độ phì nhiêu đất, khắc phục yếu tố hạn chế, góp phần tăng năng suất, chất lượng mía đường. Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác tổng hợp cho cây mía ở 4 vùng nhằm duy trì, nâng cao độ phì nhiêu đất, khắc phục yếu tố hạn chế và góp phần làm tăng năng suất và ổn định chất lượng mía. Bước đầu áp dụng phương pháp bón phân cho mía bằng chẩn đoán dinh dưỡng lá, theo đó xây dựng được cơ sở dữ liệu để sử dụng máy đo chỉ số hàm lượng diệp lục tương quan với các mức bón phân N, giúp xác định được thời điểm và mức bón phân đạm hợp lý cho cây mía.

Đề tài đã xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác tổng hợp áp dụng trong thâm canh mía được đánh giá là phù hợp cho 8 loại đất ở 4 vùng trồng mía trọng điểm có tác dụng duy trì, nâng cao độ phì nhiêu đất, khắc phục yếu tố hạn chế chính và góp phần làm tăng năng suất và ổn định chất lượng mía nguyên liệu.

Đề tài đã xây dựng 8 mô hình trình diễn trên 8 loại đất ở 4 vùng áp dụng quy trình canh tác tổng hợp mía nguyên liệu. Kết quả cho thấy năng suất mía bình quân tăng 15,4 tấn/ha (19,3%), trữ đường bình quân tăng 1,3 CCS (13,5%) và hiệu quả kinh tế đạt 10,9-25,8 tr.đ/ha (trung bình 16,6 tr.đ/ha) so với đối chứng. Ngoài ra, mô hình còn cải tạo được một số tính chất đất như: cải thiện kết cấu đất nặng, tăng độ xốp đất, điều tiết độ chua đất, tăng hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất, tăng mật độ vi sinh vật phân giải xenlulo và phân giải lân khó tan trong đất.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20175112)